Triệt phá đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe gian
- Dùng giấy tờ giả đi xe gian bị CSGT phát hiện
- Hàng trăm chiếc xe gian "ẩn náu" trong kho hàng
- Bỏ lại xe gian khi thấy Công an
Ngoài ra Công an quận Bình Tân lập hồ sơ bàn giao Phan Hồ Uyên Trinh (SN 1977, ngụ Bình Tân), Trần Văn Kim (SN 1991) Nguyễn Việt Kha (SN 1977, cùng ngụ Hóc Môn) cho Công an huyện Hóc Môn để xử lý về hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Đây là đường dây trộm cắp, tiêu thụ tài sản và làm giả con dấu có qui mô lớn mà Công an quận Bình Tân triệt phá trong cao điểm tấn công tội phạm bảo vệ Đại hội Đảng bộ các cấp. Bắt nguồn từ việc kiểm tra hành chính tiệm sửa xe của Hậu tại phường An Lạc, quận Bình Tân, các tổ công tác thu giữ 9 xe và các loại giấy tờ liên quan có nguồn gốc từ trộm cắp. Từ lời khai của Hậu, Công an quận Bình Tân đã lần lượt bắt nhóm Xiêng, Phong, Vương, Bảo, đây là các đối tượng trực tiếp trộm tài sản.
Các đối tượng trong đường dây trộm cắp tiêu thụ và làm giả giấy tờ vừa bị triệt phá. |
Hậu khai sau khi mua xe gian từ các đối tượng Hậu “mông má” lại sau đó gắn biển số giả, đặt các đối tượng làm giấy tờ giả rồi bán giá cao hơn. Một trong những đường dây làm giấy tờ giả có liên quan đến Trinh. Trinh cũng là đối tượng mua xe gian nhưng sau khi mua đã sang tay ngay cho con nuôi là Bảo. Khi mua được xe, Bảo thông qua Kha (hành nghề xe ôm) để gặp Kim đặt làm giấy tờ giả với giá 500 ngàn đồng/bộ. Nếu Trinh muốn mua giấy tờ giả, Bảo sẽ bán lại cho “mẹ nuôi” với giá 1 triệu đồng/bộ. Khi có giấy tờ Trinh sẽ đem đến bán xe cho Hậu.
Từ những lời khai này, Công an quận Bình Tân lần lượt khám xét nơi ở của Trinh, Bảo, Kha và Kim, thu giữ nhiều xe gắn máy của các đối tượng trộm cắp, nhiều giấy tờ xe gắn máy giả của các tỉnh. Tại nhà của Kim, Công an quận Bình Tân thu giữ hàng trăm mẫu hình dấu, số dấu tên, chữ ký của trưởng công an các quận, huyện tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Tang vật là các phương tiện mà các đối tượng mua từ các đối tượng trộm cắp. |
Kim khai bắt đầu làm giả giấy tờ từ tháng 9/2020. Để làm giả giấy tờ, Kim bỏ 85 triệu ra “làm vốn” để mua dụng cụ làm giả rồi rao bán trên mạng xã hội. Sau khi các đối tượng đặt hàng, Kim sẽ đưa giấy tờ đã làm giả cho Kha đi giao, mỗi lần đem “hàng” đi giao, Kim cho Kha 100 ngàn đồng. Mỗi ngày, Kim hoàn thành 2 bộ giấy tờ giả trở lên.
Được biết, hầu hết các đối tượng trong đường dây này đều có tiền án, tiền sự. Hậu từng có một tiền sự cai nghiện, dương tính với ma túy đá, Vương có một tiền án về tội “Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, một tiền án về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, một tiền án về tội “Gây rối trật tự công cộng”.