Tính cách đối phó khi xe nhập khẩu tăng đột biến

Thứ Tư, 15/03/2017, 14:32
Dự đoán Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “ô tô hóa” trong thời gian tới và sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết khi thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về 0%, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo các bộ xem lại trị cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt và xem xét việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với xe nhập khẩu khi gia tăng đột biến.

Tại văn bản này, Phó Thủ tướng nhận định: Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, chưa đạt như mong muốn, mục tiêu đã đề ra; giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô còn cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực...

Dự báo Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn ô tô hóa trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước ta, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với hệ thống hạ tầng giao thông và môi trường của Việt Nam.

Chính phủ dự đoán Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ ô tô hóa khi thuế nhập khẩu nhiều dòng xe về 0%

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách đã được Thủ tướng phê duyệt tại Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ô tô, tiếp tục đề xuất Thủ tướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là đối với các nhà đầu tư lớn, DN đầu tàu, đồng thời tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:

Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ô tô Việt Nam trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới, tập trung vào các vấn đề sau:

Đánh giá cơ hội và khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô Việt Nam từ thời điểm năm 2018 trở đi (đặc biệt là khi thuế suất ưu đãi ATIGA giảm về 0% đối với xe ô tô nguyên chiếc); dự báo cung cầu ô tô trong nước và khu vực; 

Đánh giá năng lực thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và khả năng thích ứng của các DN trong nước với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường và thực hiện giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc theo các cam kết quốc tế. 

Làm việc cụ thể với các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước để xác định rõ kế hoạch phát triển sản xuất của từng DN trong giai đoạn 2018 – 2020. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của DN; đề xuất giải pháp theo gỡ và hỗ trợ DN.

Bộ Công Thương được giao tổng hợp, báo cáo Thủ tướng những nội dung trên trước ngày 1-5-2017.

Khẩn trương soạn thảo nghị định về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô, trình Chính phủ. 

Vũ Hân
.
.
.