Giá than tăng 7%, EVN đội chi phí hơn 4.600 tỷ đồng
- EVN xoay lỗ thành lãi hơn 1000 tỷ trong quý III
- Giữ nguyên giá điện đến hết năm, kiểm soát tốt lạm phát
- EVN phản hồi về thông tin điều chỉnh giá điện 2016
- Một năm có thể điều chỉnh giá điện tới 4 lần
Theo ông Đặng Hoàng An, trên cơ sở tính toán cung cầu điện năm 2017 với dự kiến nhu cầu công suất lớn nhất toàn hệ thống có thể đạt 32.340 MW tăng 12,25% so với 2016 và điện thương phẩm tăng trưởng 11,5%, EVN nhận định hệ thống điện đảm bảo cung ứng nhu cầu. Tuy nhiên, việc cấp điện vẫn còn nhiều thách thức.
Thứ nhất, sản lượng điện của EVN chỉ chiếm khoảng 43,5% toàn hệ thống, nên việc cấp điện phụ thuộc rất lớn vào vận hành của các đơn vị ngoài Tập đoàn. Thêm vào đó là vấn đề đảm bảo nhiên liệu cho phát điện, nhất là đảm bảo cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Tây Nam Bộ sau khi nhà máy xử lý khí GPP Cà Mau đưa vào vận hành từ tháng 4-2017 sẽ giảm khí cho phát điện tương đương 600 triệu kWh. Cũng theo ông Đặng Hoàng An, mặc dù năm nay EVN có lãi, nhưng việc dự kiến sẽ phải huy động nguồn điện chạy dầu khoảng 2,2 tỷ kWh trong 2017 sẽ là thách thức lớn với tình hình tài chính của EVN.
Chi phí đầu vào tăng cao sẽ gây sức ép lên giá điện trong 2017 |
Đáng chú ý, lãnh đạo EVN cho biết: Một số yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015 nhưng chưa được đưa vào cân đối trong giá điện hiện hành như biến động tỷ giá, gí than, khí cho sản xuất điện, thuế tài nguyên nước, chi phí môi trường tăng từ tháng 12-2016, giá than tiếp tục tăng 7%... Theo ông An, riêng việc giá than tăng dự kiến sẽ làm chi phí của EVN đội lên hơn 4692 tỷ đồng.
Về kết quả năm 2016, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn ngành là 159,1 tỷ kWh, điện sản xuất và mua của EVN là 175,9 tỷ kWh. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn tập đoàn là 7,7%.
Doanh thu bán điện toàn Tập đoàn ước đạt gần 264,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2015. Do phân bố nguồn điện không cân bằng giữa các vùng miền, diễn biến bất lợi của thời tiết, cơ cấu nguồn điện bất lợi hơn so với kế hoạch, nêm năm 2016, tổng sản lượng huy động nhiệt điện dầu giá cao lên tới 1,185 tỷ kWh (tăng 1,9 lần so với kế hoạch), ảnh hưởng đến tình hình tài chính của EVN. Điều này, cùng với việc biến động tỷ giá đã phản ánh trong kết quả kinh doanh 6 tháng của EVN, khiến tập đoàn này lỗ hơn 700 tỷ đồng trong 6 tháng. Tuy nhiên, kết quả quý III đã xoay chiều khi EVN báo lãi hơn 1000 tỷ đồng.
Báo cáo của cuối năm của ông Đặng Hoàng An cho biết: Lợi nhuận công ty mẹ và 9 tổng công ty đều cao hơn kế hoạch, tuy nhiên, con số cụ thể chưa được công bố. Trước đó, ông Đinh Quang Tri – Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết: “Khi báo cáo quyết toán tài chính năm 2015 chúng tôi ước tính năm 2016 Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ lãi từ 650 – 700 tỷ đồng và toàn bộ Tập đoàn sẽ lãi khoảng từ 2-3 nghìn tỷ”.
Năng suất lao động tính chung toàn tập đoàn tăng 11% so với năm ngoái, đạt 1,737 triệu kWh/người, vượt kế hoạch gần 1%.