Agribank thành công trong hoạt động kinh doanh đối ngoại

Thứ Sáu, 02/03/2018, 07:20
Cùng với những chuyển biến, phục hồi kinh tế cả nước, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2017 của Agribank đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận.

Đi đầu trong phát triển sản phẩm dịch vụ

Chủ động, tích cực làm việc các ngân hàng nước ngoài, Agribank đã bổ sung thêm nhiều tiện ích mới cho sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) hiện có như: Truy cập hệ thống Trade Platform để tra cứu thông tin về L/C, dịch vụ chuyển tiền nguyên món, chuyển tiền nhanh, thanh toán sớm, dịch vụ vấn tin trực tuyến, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thông báo L/C, dịch vụ chia sẻ phí,….

Bên cạnh đó, Agribank hiện cung cấp dịch vụ TTQT tới 164 quốc gia, trải rộng khắp năm châu lục; 192 chi nhánh Agribank thực hiện TTQT trực tiếp, mạng lưới ngân hàng đại lý 86 quốc gia và vùng lãnh thổ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng.

Đến 31-12-2017, Agribank đang duy trì và sử dụng hiệu quả hơn 40 sản phẩm dịch vụ từ các ngân hàng đại lý góp phần hỗ trợ chi nhánh nguồn sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, tăng thu phí dịch vụ.

Hệ thống thanh toán biên mậu qua Internet Banking (CBPS) của Agribank  vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2017.

Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank trong năm 2017 phát triển ổn định, doanh số thanh toán XNK tăng 7% so với năm 2016; thu phí TTQT toàn hệ thống đạt 271 tỷ VND, tăng 6,27% so với năm ngoái; đặc biệt hoạt động thanh toán Biên mậu (TTBM) của Agribank tăng trưởng đáng kể, duy trì ưu thế cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác tại khu vực biên giới. Thị trường Trung Quốc doanh số TTBM đạt 48.295 tỷ VND (tăng 22% so với năm 2016), tại thị trường Lào doanh số TTBM đạt 1.695 tỷ VND (tăng 52% so với năm 2016).

Đạt được những thành quả trên là nhờ những chủ trương, chính sách điều hành đúng đắn của NHNN, của Agribank và sự nỗ lực của các chi nhánh trong toàn hệ thống. Hiện tại, Agribank có 6 chi nhánh đầu mối trực tiếp TTBM với Trung Quốc và Agribank Quảng Trị là chi nhánh duy nhất của cả nước đầu mối trực tiếp TTBM với Lào.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm TTQT của Agribank có tính năng vượt trội so với các ngân hàng khác như: thanh toán biên mậu Việt – Lào qua hệ thống CBPS, thanh toán biên mậu Việt – Trung, dịch vụ chuyển tiền đa tệ, chuyển tiền Campuchia – Việt Nam qua kênh KO, UPAS L/C (Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay),…

Với trên 20 kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán biên mậu với Trung Quốc và 9 năm kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán biên mậu với các ngân hàng tại Lào, Agribank luôn giữ được thị phần lớn nhất và đóng vai trò chủ lực trong trong triển khai hoạt động này.

Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục duy trì, giữ vững vị trí hàng đầu về Thanh toán biên mậu, đồng thời đẩy mạnh dịch vụ ủy thác Thanh toán biên mậu trong toàn hệ thống và các ngân hàng thương mại khác nhằm đưa dịch vụ này đến đông đảo khách hàng có nhu cầu, góp phần thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới.

Mở rộng tìm kiếm đối tác, sẵn sàng hội nhập

Năm 2017 tiếp tục đánh dấu sự nỗ lực của Agribank trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế và uy tín thương hiệu theo hướng NHTM hiện đại. Hoạt động hợp tác quốc tế khởi sắc, đạt được mục tiêu đặt ra với nhiều sự kiện, kết quả nổi bật, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu Agribank với nhiều quốc gia, đối tác trong nước và quốc tế như: Tham gia đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tham dự: Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản; Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan; Diễn đàn xúc tiến đầu tư giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, Belarus, Liên bang Nga; tham dự Hội nghị thường niên Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) tại Hàn Quốc.

Agribank tiếp tục ghi dấu ấn là thành viên chủ động, tích cực trong quan hệ hợp tác song phương và đa phương thông qua tham gia các diễn đàn quốc tế lớn như: Hội nghị thường niên ADB, Sibos, Hiệp hội Tín dụng quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Tiết kiệm thế giới (WSBI); Diễn đàn thường niên về Tài chính toàn diện khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do NHNN phối hợp với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Học viện ADD tổ chức; Hội nghị Ủy ban điều hành APRACA.

Trong năm, Agribank đã ký kết lũy kế 109 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận với các đối tác nước ngoài, ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác lớn trong nước, tạo cơ sở khai thác cơ hội kinh doanh và dư địa cung ứng SPDV.

Tháng 5-2017, tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Rating nâng mức triển vọng của Agribank từ “Ổn định” lên “Tích cực” với đánh giá xếp hạng Nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) giữ nguyên ở mức “B+”. Đến 31-12-2017, Agribank đã tiếp nhận, triển khai giải ngân lũy kế 40 Dự án tín dụng nước ngoài thông qua Chính phủ, trong đó có 26 dự án đang hoạt động với tổng hạn mức tương đương 13.600,5 tỷ VNĐ.

Bên cạnh đó, Agribank tiếp tục được các bộ, ngành, NHNN, Ban Quản lý dự án và Nhà tài trơ đánh giá cao trong việc phục vụ các Dự án ODA, vay ưu đãi; nhờ đó mà Agribank được giao triển khai mới 4 dự án ngân hàng phục vụ với tổng giá trị 326 triệu USD. Lũy kế đến cuối 2017, Agribank đang triển khai 147 dự án ngân hàng phục vụ với tổng giá trị 7,3 tỷ USD.

PV
.
.
.