Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn
- Đà Nẵng muốn trở thành Trung tâm khởi nghiệp quốc gia
- Để phụ nữ Thái Bình sáng tạo, tự tin phát triển kinh tế và khởi nghiệp
- Khơi niềm đam mê khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho thanh niên Việt Nam
Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức.
Vòng chung kết có 29 dự án tham gia đến từ 22 tỉnh, thành trên cả nước. Các dự án mang tính khả thi, đem lại hiệu quả thiệt thực khi áp dụng vào thực tiễn. Điển hình, dự án “Giải pháp mảng xanh IOT trong đô thị cao tầng gắn kết với chuỗi cung cầu nông nghiệp bền vững”.
Nguyễn Thị Ngọc Như (Bến Tre) với dự án “Son môi dừa với vỏ son gỗ thân thiện môi trường”. |
Với dự án này, thông qua thiết bị kệ rau thông minh trong nhà với các mô đun tháo ráp có thể tăng diện tích kệ theo diện tích nhà, linh động trong từng không gian nội thất của khách hàng, nhóm các bạn trẻ Lê Thị Kim Cương (Bình Dương) đã phát triển thêm một giải pháp để nâng cao giá trị rau sạch đến bàn ăn mọi gia đình từ nguồn ánh sáng, nước và dinh dưỡng (chuẩn USDA) đều được canh tự động trực tiếp hoặc thông qua hệ thống tự động đã được cài đặt sẵn.
Bạn Phạm Hồng Sơn (Hưng Yên) với dự án: “FAGO 4.0 Nông dân bứt phá”, với mục tiêu giúp người nông dân thống kê và cảnh bảo về tiểu khí hậu môi trường chăn nuôi để nâng cao năng suất chăn nuôi, trồng trọt, và kết nối người nông dân với các chuyên gia nông nghiệp để kịp thời giải quyết các vấn đề về điều trị bệnh vật nuôi, cây trồng.
Dự án “FAGO 4.0 Nông dân bứt phá” đã tập trung phát triển dịch vụ như: cung cấp thiết bị phần cứng IOT ứng dụng thực tế ngành chăn nuôi, trồng trọt quy mô nhỏ.
Một dự án khác cũng khá đặc biệt, đó là dự án “Phát triển trang trại bò thịt tại bản Rừng Thông - Mường Bon” của một thanh niên dân tộc Tày – anh Giàng A Dạy, đến từ Sơn La.
Được đi học về nông nghiệp công nghệ cao ở Israrel, Giàng A Dạy đã dần thuyết phục được những người dân bản tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp sạch, tiên tiến. Giàng A Dạy xây dựng mô hình thành lập HTX Amo với thành viên là các hộ gia đình, thanh niên dân tộc và đã trở thành một chuỗi liên kết bền vững, tạo thành thương hiệu để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thị trường miền xuôi, các đô thị lớn khác...
Tham gia cuộc thi phần lớn là các dự án nghiên cứu sản phẩm thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, như: Nâng cao giá trị của nghệ, thương hiệu tinh nghệ EPIS; Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo; sản xuất chế biến khô ba khía, khô trâu, cá thát lát, gia vị nước sốt quả mác mật, nước chấm lên men từ quả mắc mật, sản phẩm bánh từ khoai lang; sản xuất các loại bột rau ăn lá bằng phương pháp sấy lạnh và nghiền nhiệt thấp; Xây dựng trang trại nông lâm nghiệp kết hợp theo hướng VietGap...
Ngoài ra còn có một số dự án gắn liền với du lịch như: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với phát triển du lịch; Sản xuất dâu tây công nghệ cao và hoa hồng gắn liền với du lịch nông nghiệp tại TP Cao Bằng; sản phẩm thân thiện với mội trường Vibabo - Sản phẩm tre thân thiện với môi trường; Son môi dừa với vỏ son gỗ thân thiện môi trường...