Tên lửa lớn nhất thế giới từng được Mỹ "ấp ủ"

Thứ Ba, 09/05/2017, 15:27
Vào những thập niên 60-70 của thế kỷ trước Mỹ đã từng nghiên cứu phương án chế tạo một tên lửa không gian lớn nhất mọi thời đại.

Dự án nghiên cứu tên lửa này được đặt tên là "Rồng biển". Tên lửa Rồng biển sử dụng nhiên liệu lỏng với hai tầng đẩy khổng lồ. Kích thước của nó thì cũng thật "khủng khiếp" với đường kính thân tới 22,5m, cao 150m.

Rồng biển là ý tưởng của một kỹ sư tên lửa kiêm đại úy hải quân Mỹ Robert Truax thiết kế vào năm 1962 tức 7 năm trước khi tàu Apollo 11 đưa con người lần đầu tới Mặt trăng. Truax lập luận về thiết kế của mình rằng đây là một tên lửa đẩy vũ trụ khổng lồ nhưng giá rẻ.

Tên lửa Rồng biển sẽ được thả xuống đại dương để phóng vào vũ trụ.

Thực vậy, Truax định sử dụng vật liệu chính là thép chứ không phải hợp kim nhôm đắt tiền như các dự án khác. Tên lửa này sẽ được đóng tại các xưởng đóng tàu ngầm nơi có những dây chuyền sẵn có để hoàn thiện nó. Rồng biển dùng động cơ nhiên liệu lỏng RP-1 ở tầng đẩy đầu tiên cho công suất thiết kế (360 MN) tầng đẩy thứ hai dùng động cơ nhỏ hơn công suất 60 MN.

Theo dự án tên lửa được hoàn thiện ở xưởng đóng tàu.

Với kích thước khổng lồ như thế Rồng biển cũng cần một bệ phóng tương ứng và ý tưởng đột phá của Truax là dùng chính đại dương làm bệ phóng. Cụ thể sẽ vận chuyển tên lửa ra vùng biển gần xích đạo rồi thả xuống, những bộ neo gắn ở tầng 1 sẽ giúp tầng chở hàng nổi trên mặt nước để người ta lắp tàu vũ trụ hoặc vệ tinh... Sau khi các công đoạn chuẩn bị đã xong người ta ngắt đồng loạt các neo ra rồi kích hoạt tên lửa. Vụ phóng được thực hiện tương tự kỹ thuật phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm.

Tên lửa của Truax có thể đưa được một trọng tải khoảng 550 tấn tức là tương đương một trạm không gian lên quỹ đạo Trái Đất nhưng với chi phí chỉ khoảng 59 đến 600 USD / kg là một lợi thế của dự án này.

Kích thước khổng lồ của Rồng biển so với đối thủ Saturn V. NASA đã chọn Saturn V cho chương trình chinh phục mặt trăng.

Tuy nhiên do áp lực ngân sách NASA bất ngờ đóng cửa dự án này chuyển sang đầu tư cho loại tên lửa Saturn V (sao mộc) có kích thước nhỏ bé hơn nhưng đã thành công khi đưa tàu vũ trụ Apollo 11 đổ bộ lên Mặt Trăng.

Sau gần 50 năm nhưng dự án chế tạo tên lửa Rồng biển dường như đang được hồi sinh khi công ty Truax cho biết họ đang phát triển một mẫu tên lửa phục vụ cho mục đích thương mại.

B.N.
.
.
.