Phát hiện hóa thạch của một loài động vật khổng lồ có họ hàng với hươu cao cổ

Thứ Tư, 13/01/2016, 17:09
Một con hươu cao cổ ở thời tiền sử đã chết 10.000 năm trước đây có lẽ là động vật nhai lại lớn nhất mà bước đi trên trái đất.


Các nhà khoa học tin rằng sinh vật được tạo ra từ hươu cao cổ và loài động vật có vú. Các mẫu hóa thạch đầu tiên được tìm thấy bởi các nhà địa chất học người Scotland Hugh Falconer và kỹ sư người Anh Proby Thomas Cautley trên một chuyến thám hiểm đến những ngọn đồi Siwalik tại Ấn Độ vào năm 1830.

Nhà nghiên cứu Christopher Basu tại Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia ở Hertfordshire cho biết thợ săn hóa thạch đã thực hiện công việc mô tả và lấy số đo của nó, mặc dù các tính toán khối lượng cơ thể chỉ  là "phỏng đoán học".

Cấu trúc 3D của loài SivaTherium.

Sivatherium là loại động vật khổng lồ, có họ hàng với  hươu cao cổ, sống trên một triệu năm trước đây ở cả châu Phi và châu Á. Không giống như hươu cao cổ của ngày hôm nay, Sivatherium  có một chiếc cổ ngắn và bàn chân chắc nịch. Khi phát hiện xương của động vật có vú vào năm 1800, nó đã được cho là có mối liên hệ giữa hươu cao cổ và voi.

Khi thực hiện giải phẫu hươu cao cổ , ông Basu đã sử dụng các phương pháp máy tính hiện đại để nghiện cứu  bộ xương của loài sinh vật “anh em” với hươu cao cổ này. Với việc  giải phẫu của động vật ở dạng 3D, ông đã có thể để ước tính khối lượng cơ thể của nó.

Các nghiên cứu đã đưa ra một khối cơ thể cụ thể, được ước tính là 1,246kg. Mặc dù kích thước của nó không lớn bằng kích thước của một con voi châu Phi nhưng đây chắc chắn là một thành viên lớn của gia đình con hươu cao cổ và có thể là động vật có vú nhai lại lớn nhất mà con người từng biết.

"Có thể nói đây là loài hươu cao cổ nhai lại lớn nhất đã từng tồn tại. Nó là một loài động vật quý hiếm, ông Basu, người đang nghiên cứu cho một tiến sĩ nói.

Vũ Thảo Hương
.
.
.