Những sự trùng hợp kỳ lạ liên quan đến "ngày xui xẻo" thứ sáu ngày 13

Thứ Bảy, 19/12/2015, 11:00
Hễ nhắc đến ngày 13 của thứ Sáu là người dân trên thế giới lại có cảm giác nôn nao, bất an. Họ lo sợ về một thứ gì đó, mơ hồ và không xác định. 

Ngày 13 của thứ Sáu, Paris bị phủ bóng đêm bởi hàng loạt vụ “khủng bố” liên tiếp làm chết hàng trăm người. Vì sao phải cứ nhất định là cái ngày đó mới có sự “dị thường”?

Bài tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những tình tiết sống động, bí ẩn về cái ngày “đáng nguyền rủa” trong tâm thức của nhân loại.

Tại sao có đến 3 "ngày xui xẻo" trong năm 2015

Đó là một ngày tồi tệ cho ai đó hễ nhắc đến con số 13 là co rúm người. Và một trong những ngày kém may mắn cho những tín đồ mê tín dị đoan bởi vì nó không chỉ là thứ Sáu ngày 13, mà còn là ngày thứ Sáu thứ 3 của ngày 13-11-2015. 

Trước đó, trong các tháng 2 và tháng 3 của năm 2015 đều có thứ Sáu ngày 13 và đều bị cho là điềm gở. Nếu bạn muốn tìm thấy bằng chứng về những ngày thứ Sáu xui xẻo này, bạn phải xem lịch, có 3 ngày 13 thứ Sáu. Cùng với số ngày trong các năm 2012 và 2015. Lời giải thích nào xem ra có vẻ hợp lý hơn cho hiện tượng này? 

Ông Tom Fernsler, một nhà khoa học chính sách tại Đại học Delaware (Mỹ) một nhà nghiên cứu kỳ cựu về con số 13 huyền bí trong suốt hàng thập niên.

“Chẳng có gì gọi là “gở giếc gì ở đây sất. Chẳng qua là do cách hoạt động của lịch ngày tháng mà ra”, dẫn lời phát biểu của ông Tom Fernsler, một nhà khoa học chính sách tại Đại học Delaware phát biểu trên hãng tin Live Science. Fernsler còn có biệt danh “Tiến sĩ 13” khi ông nghiên cứu về con số 13 trong suốt hàng thập niên. Nếu bạn để ý kỹ một chút sẽ thấy các tháng Giêng và tháng Mười của năm 2015 này đều có cùng các mô hình ngày.

Ông Tom Fernsler, người đã ghi nhận có ít nhất 1 ngày 13 của thứ Sáu trong mỗi năm, nhìn nhận: "Khi ngày 13 của thứ Sáu rơi vào tháng 5 (như trong năm 2016), tháng Sáu hoặc tháng Tám thì chỉ là những ngày duy nhất có ngày đó trong năm, bởi vì không có tháng nào trong năm có mô hình ngày giống như tháng Năm, tháng Sáu hay tháng Tám”. 

Trong các năm có 2 ngày 13 thứ Sáu thì sẽ có ngày rơi vào một tháng cùng mô hình ngày với tháng khác. Lấy ví dụ, ngày 13 thứ Sáu của tháng Giêng sẽ có một ngày 13 thứ Sáu khác của tháng 10. 

Ông Tom Fernsler nói: “Trong phần lớn trường hợp khi những ngày này xảy ra, bạn sẽ có ngày 13 thứ Sáu của tháng Hai, tháng Hai và tháng Ba sẽ có cùng mô hình ngày, cũng như tháng Ba và tháng Mười Một luôn có cùng mô hình ngày. Vì lẽ đó bạn sẽ có 3 ngày 13 thứ Sáu trong năm. Trước năm 2009, chúng tôi thấy 3 ngày 13 thứ Sáu  trong 3 năm khác nhau là 1981, 1984 và 1987 và điều tương tự sẽ lập lại trong các năm 2037, 2040 và 2043”. 

Song từ giờ cho tới năm 2040, ngày 13 thứ Sáu sẽ diễn ra 3 lần trong 1 năm trong mỗi 11 năm. Vì thế hãy an tâm, vì bạn sẽ chẳng thấy “ngày xui xẻo” nào cho đến năm 2026.

Nguồn gốc dị thường của "ngày xui xẻo" thứ sáu, ngày 13

Có 3 ngày “Mạt vận” sẽ đến trong năm 2015, mà cái ngày đen đầu tiên đã rơi vào thứ Sáu ngày 13 - 2 - 2015. Cho mãi tới cuối thập niên 1800, không ai quan tâm tới những ngày thứ Sáu rơi vào ngày 13 trong tháng, vì họ chẳng thấy có gì đặc biệt ở đó cả. Thực chất vì sao cái ngày đó bị cho là “ngày đen đủi” đang là một bí ẩn dị thường. Chắc chắn cái ngày đó đã nằm trong tâm thức văn hóa hoài nghi vào năm 1980. 

Huyền thoại thứ Sáu ngày 13 thường bị cho là bắt nguồn từ viên Đại úy William Fowler, người hay xoa cùi chỏ của các cựu Tổng thống và những nhân vật cao cấp vào cuối thập niên 1800. 

Tư liệu kể rằng cả cuộc đời của Fowler luôn chạm trán với con số 13, như đi học trường công số 13 ở New York, có mặt trong trận đánh thứ 13 dưới thời Nội chiến Mỹ. Fowler đã tự mình gầy dựng một xã hội gọi là Câu lạc bộ 13, và đã tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên vào ngày 13-9-1881. Khách khứa đến dự phải bước dưới các lưỡi dao tới cái bàn có 13 ghế ngồi dựng bằng các đụn muối.

Nhiều người cho rằng số 13 là một con số “đen như mực” có nguồn gốc từ thần thoại cổ đại. Theo ông Donald Dossey, tác giả của cuốn sách “Dân gian hội hè, hoang tưởng và vui nhộn” (Xuất bản năm 1992), một sách thần thoại Bắc Âu nói về một bữa dạ tiệc có 12 vị thần và vị thần thứ 13 lại không được mời dự. 

Bên Thiên chúa giáo cũng có truyền thuyết về Bữa ăn tối cuối cùng có sự hiện diện của 13 vị khách. Ngày thứ Sáu cũng bị xem là ngày “rủi ro” trong truyền thống Phương Tây. Tác giả E. Cobham Brewer trong cuốn sách xuất bản vào năm 1898 mang tựa đề “Từ điển cụm từ và chuyện hoang đường”, đã tuyên bố ngày thứ Sáu là ngày chúa Jesu bị đóng đinh, và có lẽ là ngày mà Adam và Eva ăn trái cấm trong Vườn địa đàng...

13 chuyện kỳ lạ xảy ra vào ngày 13 thứ 6

Thứ Sáu hay Friday trong tiếng Anh là vốn bắt nguồn từ tên của Frigg, tên của một vị Nữ thần xứ Bắc Âu, và “Triskaidekaphobia” là nỗi ám ảnh mang con số 13. Dưới đây là những sự kiện lạ lùng nhất, kịch tính nhất và khét tiếng nhất diễn ra vào thứ Sáu ngày 13 trong xuyên suốt lịch sử nhân loại. Mời bạn đọc cùng khám phá.

1. Bước nhảy thần chết

Có lẽ thứ Sáu ngày 13 không phải là ngày tốt nhất để nhảy vọt xuống sông Genesee ở New York. Nhưng có một kẻ liều mạng tên là Sam Patch đã dám làm cái chuyện động trời, khi hắn ta nhảy ra khỏi một vách đá cao gần Thác Niagara vào ngày 17-10-1829. 

Patch sinh ra khoảng năm 1800, thời điểm trước khi hình thành sự mê tín thứ Sáu ngày 13. Cú nhảy thót tim ở Thác Niagara đã khiến tên tuổi của Patch nổi như cồn khắp cả nước. 

Không đầy một tháng sau đó, Patch đặt chân đến Rochester để thực hiện cú nhảy không tiền khoáng hậu. Khoảng 10.000 người đã tụ tập để xem cảnh Patch nhảy xuống Thác nước Genesee xuống sông vào thứ Sáu, ngày 13-11-1829. 

Một bài viết đăng vào năm 1883 trên báo The New York Times đã viết rằng “Patch không giữ đúng tư thế trong lúc rơi hoặc khi đụng mặt nước như một dịp trước đó”. Dù sao đi nữa, cú nhảy vào thứ Sáu của ngày 13 đó cũng là lần nhảy cuối cùng của kẻ liều mạng.

2. Hỏa hoạn thứ sáu ngày 13

Vào ngày 13-1-1939, một đám cháy rừng đã càn quét qua tỉnh Victoria của Australia, 36 người bị thiệt mạng chỉ trong ngày hôm đó. Vụ hỏa hoạn này là khét tiếng nhất trong suốt mùa hỏa hoạn của tỉnh đó. 

Theo cơ quan quản lý khẩn cấp Australia (AEM), tổng cộng có 71 người chết vào tháng 1, và 75% bang Victoria bị ảnh hưởng bởi trận cháy rừng. 

Nguy cơ hạn hán luôn thường trực trong thời tiết khí hậu mùa hè nóng nực ở Australia, và những nỗ lực cứu hộ nghiệp dư đã khiến cho thảm thực vật khô có cơ hội bốc lửa và vuột khỏi tầm kiểm soát, khiến cho cả bang Victoria ngập trong khói lửa. Tổng cộng 1.300 tòa nhà bao gồm 700 ngôi nhà đã bị hủy diệt chỉ riêng trận cháy rừng vào tháng Giêng năm 1939.

3. Đánh bom điện Buckingham

Trong suốt Thế chiến II, Đức Quốc Xã đã triển khai một chiến dịch đánh bom ác liệt chống lại nước Anh, nhắm mục tiêu chủ yếu vào thủ đô London. Một mình điện Buckingham đã hứng chịu 16 lần ném bom, theo tư liệu từ Trung tâm lưu trữ tư liệu thành phố Westminster (CWAC). 

Một trong những vụ ném bom có mức độ tàn phá nặng nề nhất đã xảy ra vào thứ Sáu ngày 13. Theo đó, ngày 13-9-1940, theo CWAC, ngày hôm đó, Nữ hoàng Elizabeth và vua George VI đang uống chè (trà) thì 5 quả bom ném trúng tòa cung điện, một trong số các quả bom đã phá hủy tanh bành nội thất của Nhà nguyện hoàng gia. Một quả bom khác đã phá hỏng nguồn cung cấp nước chính. 3 người bị thương, 1 người tử vong.

Kỳ diệu là điện Buckingham vẫn tồn tại trong chiến tranh, chỉ có một số thiệt hại nhỏ không đáng kể.

4. Lũ lụt Kansas 

Ngày 13-7-1951 là một ngày vô cùng bất hạnh cho miền Đông Bắc Kansas (Mỹ). Mưa nặng hạt, tuôn xối xả kể từ ngày 9-7-1951, nước dâng cao 40cm tại các sông Kansas, Neosho, Verdigris và Marais Des Cygnes. 

Đến thứ Sáu, ngày 13-7 năm đó, các kỷ lục được phá vỡ. Ở Topeka, nước sông Kansas dâng cao 12,4m, cao hơn mức lũ tới 4,5m và cao hơn 1,8m so với tất cả các trận lũ được ghi nhận vào ngày đó, theo dữ liệu từ Cục Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS). Topeka cùng với Lawrence đều bị nhấn chìm. Ở khu thương mại Manhattan, nước sâu 2,4m. 

Đó là cái ngày diễn ra trận lụt lội hủy hoại tồi tệ nhất ở khu vực Trung Tây nước Mỹ, theo NWS. 28 người chết và 500.000 người khác phải di dời nhà cửa cho đến khi nước lũ rút đi. 

Vào thời điểm đó, NWS và Công binh lục quân Hoa Kỳ (USACE) ước tính rằng tổn thất thiệt hại lên tới 935 triệu USD, tương đương 6,4 tỷ USD nếu so với thời giá USD ngày nay.

5. Khủng hoảng chiến tranh lạnh

Thứ Sáu ngày 13-6-1952, cuộc Chiến tranh lạnh nóng lên khi Liên Xô bắn hạ một máy bay vận tải quân sự của Thụy Điển. 8 người đã có mặt trên chiếc máy bay mà phía Thụy Điển khăng khăng cho rằng nó chỉ đơn thuần là máy bay huấn luyện. Về phần mình, Liên Xô tuyên bố họ không có dính dáng gì tới vụ bắn rơi chiếc DC-3. 

Tuy nhiên, theo Bảo tàng Không quân Thụy Điển (SAFM), một chiếc bè cứu hộ đã được tìm thấy tại hiện trường đống đổ nát. Và một trong số các máy bay cứu hộ (chiếc Catalina) bị bắn hạ bởi máy bay chiến đấu Liên Xô chỉ diễn ra cách vài ngày sau khi chiếc DC-3 bị mất tích. 

Gần 40 năm sau khi cái gọi là “Sự vụ Catalina”, giới chức Thụy Điển mới lên tiếng thừa nhận máy bay gặp nạn là chiếc máy bay gián điệp. 

Tương tự, năm 1991, Liên Xô thừa nhận đã bắn rơi máy bay. Năm 2003, đống đổ nát của chiếc máy bay thất lạc đã được tìm thấy ở đáy biển Ban-tích. 4 phi hành đoàn đã được nhận dạng nhưng 4 người khác vẫn đang bị mất tích. Tàn tích của chiếc máy bay đang được trưng bày tại SAFM.

6. Vụ mưu sát quên lãng

Một trong những vụ giết người tàn bạo và nổi tiếng nhất đã diễn ra vào ngày 13 thứ Sáu. Ngày 13-3-1964, người quản lý quán bar tên là Kitty Genovese đã bị hãm hiếp và bị đâm chết bởi một kẻ lạ hoắc tên là Winston Moseley. Vụ tấn công diễn ra hơn 30 phút, và trước đó, tờ New York Times công bố rằng có 38 người từng chứng kiến vụ tấn công nhưng họ gọi báo cảnh sát không được. 

Thảm kịch đã trở thành một đề tài trong các lớp học tâm lý học như là một cách để mô tả thái độ “vô cảm ngoài cuộc”, hay “Hội chứng Kitty Genovese”, xảy ra khi người ta thất bại trong một tình huống hành động do bởi tâm lý can thiệp sẽ khiến cho tình huống bị phức tạp hơn. 

Tuy nhiên, vụ án bắt đầu trở nên rắc rối; các điều tra báo chí sau đó cho thấy bài viết trên New York Times đã thổi phồng số lượng người chứng kiến, cũng như số lần tấn công, có nhầm lẫn cho rằng nạn nhân Genovese đã chết khi xe cứu thương đến. 

Một vài nhân chứng thấy cảnh đó và chạy đi, nhưng đa phần là không hiểu sự nghiêm trọng của vụ án, không can thiệp kịp thời và không đủ nhanh để cứu mạng Kitty Genovese.

7. Lốc xoáy tử thần

Trận lốc xoáy nhiệt đới tàn khốc nhất trong lịch sử đã xảy ra vào thứ Sáu ngày 13-10-1970 ở Bangladesh. Đêm thứ Năm trước đó đã diễn ra một vụ lở đất, lốc xoáy Bhola đã làm thiệt mạng ít nhất 300.000 người, theo dữ liệu công bố của Đại học hợp doanh nghiên cứu khí quyển (UCRA) – một tổ chức phi chính phủ với sự liên kết của 75 trường đại học trong các đề tài khí quyển và khoa học, đặt trụ sở chính ở Boulder (tiểu bang Colorado, Mỹ). Cơn lốc tương đương với siêu bão cấp 3, có sức gió đo được lên tới 115 dặm/h (hay 185 km/h). Vì địa hình nông choèn của vịnh Bengal, thế nên bão biển đã đổ bộ lên đất liền. 

Theo một báo cáo vào năm 1970 từ Cơ quan quản lý hành chính biển và đại dương Mỹ (NOAA), bão đã dâng nước biển lên cao 5m. Không còn nơi nào để chạy trốn, người ta leo lên cây để ẩn náu, nhiều người đã bị cuốn trôi. 

Báo The Lancet công bố một bài viết hồi năm 1972, nhìn nhận: “Tỷ lệ sống sót cao cho nam giới tuổi từ 15 đến 49, còn những người cao tuổi, trẻ, người ốm yếu và suy dinh dưỡng đã bị cuốn phăng bởi cơn bão”.

8. Sống sót phi thường

Thứ Sáu ngày 13-10-1972, đội bóng bầu dục Câu lạc bộ Cựu Ki tô Uruguay (UOCC) đã thực hiện chuyến bay trên chiếc phản lực cánh quạt trực chỉ đến Chile để thi đấu. Nhưng họ không bao giờ đến nơi. Vì lỗi định vị, chiếc máy bay xấu số đã đâm sầm vào đỉnh núi Andes, rơi xuống một bãi tuyết. 

Kỳ diệu thay, có 27 trong số 45 hành khách trên máy bay đã sống sót tài tình trong thảm họa. Không có thiết bị chống thời tiết lạnh giá, thức ăn lại khan hiếm, những người sống sót buộc phải “ăn thịt” những người đồng đội đã chết. 

Chưa hết, cuối tháng 10-1972, một trận tuyết lở nhưng cũng giúp cho 8 người sống sót, những người khác thì bỏ mạng vì bệnh tật. Kỳ lạ thay, mãi đến cuối tháng 12-1972, công tác cứu hộ mới đến nơi bị nạn. Cuối cùng 16 người đã được cứu sống vào ngày 23-12-1972, sau 72 ngày đêm vật lộn trong thiên nhiên hoang dã.

9. Vụ rơi máy bay làm chết 174 người

Theo một phân tích thống kê của Mạng lưới an toàn hàng không (ASN) thì hành khách mê tín không nhất thiết phải lo lắng khi bay vào thứ Sáu ngày 13. Thực vậy, tỷ lệ các vụ rơi máy bay vào cái ngày được cho là đen đủi này lại thấp hơn trung bình so với các ngày khác. Nhưng ngày 13-10-1972 lại là ngày tồi tệ để bay. 

Cùng cái ngày đội bóng bầu dục của Uruguay rơi ở rặng Andes thì lại có một tai nạn bay lớn hơn xảy ra gần sân bay Sheremetyevo (Moscow, Nga). Chiếc máy bay Ilyushin-62 chở theo 164 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn từ Paris đến Moscow, đã dừng ở Leningrad. Khi máy bay bay hạ cánh xuống sân bay, nó đã tiếp đất với tốc độ lên tới 385 dặm/h (620 km/h). Tất cả mọi người trên máy bay đều tử nạn. 

Theo ASN, nguồn cơn vụ tai nạn vẫn còn là dấu hỏi. Có thể nào do sự trục trặc cơ khí hay viên phi công bị mất quyền kiểm soát do bị sét đánh?

10. Đắm tàu du lịch

Ngày 13-1-2012 là một ngày thứ Sáu êm đềm để du thuyền ngoài khơi duyên hải Tuscan, nhưng mọi thứ bỗng chốc hỗn loạn trên con tàu Costa Concordia khi nó đụng phải một vỉa san hô ở ngoài khơi đảo Giglio và bắt đầu nghiêng. 

Theo hãng tin AP, ban đầu, hành khách di tản bằng thuyền cứu sinh, nhưng khi con tàu nghiêng hẳn một bên trong vùng nước nông thì những người sống sót đã được áp tải lên bờ bằng máy bay trực thăng. Nhưng 32 người đã bị thiệt mạng trong vụ tàu đắm. Một chiến dịch giải cứu quy mô lớn đã kéo dài liên tục suốt 19 giờ đồng hồ nhằm đưa con tàu ra khỏi nơi bị mắc kẹt. 

Thuyền trưởng con tàu là Francesco Schettino đã bị bắt giữ vì tội “ngộ sát” với hành vi bỏ rơi con tàu thay vì phải trực tiếp tham gia vào hoạt động di tản hành khách. Phán quyết sẽ được công bố vào cuối tháng 11-2015 này.

Nguyễn Thanh Hải
.
.
.