Công nghệ BrainGate2 hồi phục chức năng người bại liệt

Thứ Tư, 29/03/2017, 11:27
Một người đàn ông bị liệt chỉ còn cánh tay phải và cánh tay đã được hồi sinh nhờ sự giúp đỡ của công nghệ kiểm soát suy nghĩ, Sky News đưa tin hôm 29-3.


Bill Kochevar, 56 tuổi bị liệt hầu như toàn thân tính từ phía dưới vai vì một vụ tai nạn xe máy cách đây 8 năm nhưng bây giờ có thể cầm và nâng vật dụng sau khi được cấy 2 điện cực cỡ bằng viên thuốc vào não.

Các điện cực ghi lại hoạt động của neutron phát ra tín hiệu tới thiết bị khác để kích thích cơ bắp trong cánh tay bị bại liệt.

Trong thời gian thử nghiệm Braingate2 Kochevar đã dùng thìa xúc được thức ăn

Trong quá trình thử nghiệm tổ chức tại Đại học Case Western Reseverve ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ-ông Kochevar nâng được một cốc nước và uống. Ông cũng lấy được những lát khoai tây chiên từ một cái bát. 

Kochevar, một người dân sống ở Cleveland xúc động nói “công nghệ này tốt hơn so với suy nghĩ của tôi về nó”.

Ông cho biết: “Đối với người bị thương cách đây 8 năm và không thể cử động, thì việc có thể cử động như thế này quả thật rất tuyệt vời với tôi”.

Các cuộc thử nghiệm là một phần chương trình nghiên cứu công nghệ y học có tên BrainGate2 đang khảo sát tính an toàn và khả thi đối với việc sử dụng hệ thống giao tiếp não-máy vi tính để giúp người bị bại liệt vì chấn thương cột sống

Để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm, ông Kochevar đã học cách sử dụng tín hiệu não để di chuyển cánh tay giả lập trên vi tính.

Sau  4 tháng luyện tập, 36 điện cực khác nhau đã được cấy ghép vào cánh tay phải của ông.

Xung lực được truyền qua điện cực kích hoạt cơ bắp điều chỉnh chuyển động của bàn tay, cổ tay, cánh tay, khuỷu tay và vai.

Kochevar đã phải tích cực làm quen với công nghệ trong 4 tháng

Kochevar được trang bị một thiết bị hỗ trợ di động để ông cho thể kiểm soát não, cân bằng trọng lực.

Người đàn ông này nói với các nhà nghiên cứu rằng ông có thể kiểm soát hệ thống kích hoạt cơ bắp mà không cần phải tập trung vào nó.

Ông được tin là người đầu tiên trên thế giới bị liệt nửa thân có cánh tay được phục hồi bằng công nghệ y học cấy ghép.

Tiến sĩ Bob Kirsh, chủ nhiệm dự án cho biết nghiên cứu thật sự tạo ra hy vọng lớn cho người bị liệt vì trấn thương cột sống.

Ông cho biết: ‘Đây là một bước quan trọng để khôi phục một số tính năng tự lập”.

Phạm Trúc
.
.
.