Có rất ít tổ chức tối đa hóa được giá trị của điện toán đám mây
- Điện toán đám mây tạo ra sự thay đổi kì diệu
- HP đầu tư 1 tỷ USD vào điện toán đám mây
- Điện toán đám mây ở Việt Nam: Có một tương lai
Theo nghiên cứu này, gần 68% các tổ chức đang sử dụng điện toán đám mây để nâng cao kết quả kinh doanh, tăng 61% so với nghiên cứu của năm ngoái. Việc sử dụng điện toán đám mây ngày càng rộng rãi là nhờ vào các ứng dụng thuần đám mây, bao gồm các giải pháp bảo mật và Internet của Vạn vật (Internet of Things – IoT) trên nền tảng đám mây. Tuy nhiên hầu hết các tổ chức (69%) không có chiến lược điện toán đám mây với cấp độ trưởng thành cao và chỉ 3% có chiến lược tối ưu hóa điện toán đám mây tạo ra kết quả kinh doanh vượt trội.
Tính trung bình, các tổ chức "ứng dụng điện toán đám mây tiên tiến nhất" nhận thấy lợi nhuận hàng năm của việc ứng dụng trên nền tảng đám mây tăng thêm 3 triệu đô la doanh thu và tiết kiệm 1 triệu đô la chi phí. Doanh thu tăng chủ yếu từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ mới, dành được khách hàng mới nhanh hơn, hay khả năng bán hàng vào các thị trường mới nhanh hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 95% các tổ chức đi đầu với chiến lược tối ưu hóa điện toán đám mây đã xây dựng được một môi trường CNTT lai sử dụng nhiều loại đám mây riêng và đám mây công cộng dựa trên các chính sách về kinh tế, vị trí và quản trị.
Nghiên cứu InfoBrief “Điện toán Đám mây đang trở thành xu hướng chủ đạo: Tất cả các doanh nghiệp đang sử dụng, Nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận, Một số ít các doanh nghiệp tối đa hóa được giá trị” do Cisco tài trợ và được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) phát triển. Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu thị trường sơ cấp được thực hiện với các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm ra quyết định về CNTT trong hơn 6.100 tổ chức trên 31 quốc gia và đã thành công trong việc ứng dụng các đám mây riêng, công cộng và đám mây lai trong môi trường CNTT của họ. Tài liệu này đánh dấu năm nghiên cứu thứ hai với số lượng mẫu gần gấp đôi năm ngoái.
Trong nghiên cứu, IDC xác định năm cấp độ trưởng thành của điện toán đám mây bao gồm tùy biến, cơ hội, khả lặp, quản lý tốt và tối ưu hóa.
Mức độ ứng dụng đám mây lai (các dịch vụ đám mây công cộng và đám mây riêng) khác nhau theo từng quốc gia, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có tỷ lệ phần trăm cao nhất các tổ chức sử dụng kết hợp các dịch vụ đám mây công cộng và tài sản chuyên dụng.
Theo nghiên cứu, các tổ chức phải đối mặt với nhiều cản trở để đạt được cấp độ trưởng thành cao hơn của điện toán đám mây, bao gồm khoảng cách về năng lực và kỹ năng, sự thiếu vắng một chiến lược và lộ trình được định nghĩa rõ ràng, cấu trúc tổ chức cũ dạng silo và sự không tương ứng giữa Công nghệ Thông tin với Lĩnh vực Kinh doanh (IT/LOB).
Công cụ Cisco Business Cloud Advisor Adoption Report cho phép các tổ chức thực hiện một khảo sát ngắn nhằm xác định cấp độ ứng dụng và những lợi ích kinh doanh liên quan so với các đối thủ trong ngành - theo ngành nghề, quy mô công ty và vùng địa lý.
Cisco cũng giới thiệu bộ sản phẩm mới Cloud Professional Services nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng trong ma trận điện toán đám mây và tối ưu hóa môi trường đám mây của họ. Các dịch vụ này sẽ giúp khách hàng san bằng khoảng cách về kỹ năng mà họ có thể gặp phải khi đẩy nhanh các chiến lược chuyển đổi số hóa và các sáng kiến ứng dụng thuần đám mây.