Học viên Cảnh sát môi trường hướng dẫn học sinh "tái sinh" rác thải nhựa
- Cảnh sát môi trường phát hiện nhiều công ty xả thải chưa xử lý
- Xe tải chở hơn 6 tấn phế phẩm động vật hôi thối "đổ trộm" ra môi trường
- Học viện CSND và Học viện Cảnh sát Vân Nam kí kết bản ghi nhớ hợp tác
Sáng nay, 18-1, tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, Khoa Cảnh sát môi trường, Học viện CSND đã tổ chức tuyên truyền về rác thải nhựa, những tác hại của chúng đối với môi trường cũng như sức khoẻ con người; và phát động phong trào chống rác thải nhựa tại điểm trường.
Thầy, trò Khoa Cảnh sát môi trường trong "vòng vây" của các em học sinh Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm. |
Cùng công cụ trợ giảng là những tranh ảnh, đồ vật cụ thể, được chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng, cũng như những tiểu phẩm độc đáo, thầy và trò Khoa Cảnh sát môi trường, Học viện CSND mang đến cho các em học sinh một buổi giao lưu, học tập bổ ích và tràn ngập tiếng cười.
Các em học sinh từng bước ý thức được về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa, cách thức hạn chế thói quen sử dụng túi nilon, hiểu rõ tầm quan trọng của việc phân loại các loại rác thải và cách biến những loại rác nhựa tưởng như vô dụng thành đồ dùng hữu ích như bình hoa, vật trang trí.
Đại tá, PGS. TS. Dương Văn Minh, Trưởng khoa Cảnh sát môi trường, Học viện CSND. |
Đại tá, PGS. TS. Dương Văn Minh, Trưởng khoa Cảnh sát môi trường, Học viện CSND chia sẻ, các buổi tuyên truyền tương tự là hoạt động thường xuyên của thầy và trò trong Khoa. "Chúng tôi mong hoạt động ý nghĩa này sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các thầy cô giáo cũng như học sinh về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa, từ đó xây dựng các thói quen tích cực trong gìn giữ, bảo vệ môi trường sống ", Đại tá, PGS. TS. Dương Văn Minh nhấn mạnh.
Các em học sinh hào hứng trả lời câu hỏi về môi trường. |
Các sản phẩm nhựa ra đời đã mang lại nhiều tiện ích cho đời sống con người nhưng việc sử dụng những sản phẩm này đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm lượng rác thải nhựa thải ra đủ để bao quanh Trái đất 4 lần. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ có 27% trong số chúng được xử lý và tái chế. Rác thải nhựa rất nhiều năm nằm lại dưới đáy đại dương, nơi mà chúng sẽ tồn tại nhiều thế kỷ và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loại sinh vật biển.
Các em học sinh hào hứng trả lời câu hỏi về môi trường. |
Việt Nam hiện đứng thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon.
Học viên Khoa Cảnh sát môi trường hướng dẫn các bạn học sinh cách phân loại rác và biến những loại rác thải nhựa thành đồ dùng hữu ích. |
"Chúng con chưa từng biết rác thải nhựa lại độc hại và nguy hiểm đến thế. Sau buổi học này con hiểu rằng chúng ta cần hạn chế sử dụng túi nilon và thải rác nhựa ra môi trường. Con cũng học được cách ghép chai nhựa thành tháp đồng hồ rất đẹp để trang trí phòng học", Bảo Anh, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm chia sẻ với CAND Online.