Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung về tổ chức và hoạt động thanh tra CAND
- Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung về tổ chức và hoạt động thanh tra CAND
- Trình Thủ tướng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014
Ngày hết hạn lấy ý kiến là 21-7-2020. Một số điều được Dự thảo Nghị định đề nghị sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP như sau:
Hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nước trong CAND có: Thanh tra Bộ Công an (viết tắt là Thanh tra Bộ), Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Thanh tra Công an cấp tỉnh). Thanh tra đơn vị thuộc cơ quan Bộ, do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập tại các đơn vị cụ thể. Ở các cơ quan, đơn vị không có tổ chức thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra. Đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách; quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ, bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh phải được thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ trước khi đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Bộ trưởng Bộ Công an quy định tổ chức bộ máy của Thanh tra Công an cấp tỉnh.
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (viết tắt là Cục Cảnh sát PCCC & CNCH) có Phòng Thanh tra để tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC & CNCH có quyền: Quyết định thanh tra chuyên ngành, thành lập đoàn thanh tra, cử thanh tra viên và trưng tập cộng tác viên thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; giám sát hoặc phân công giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi trách nhiệm của mình...
Đối với những lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành trong đó trách nhiệm chủ yếu của Bộ Công an, căn cứ vào kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra”.
Đối với lĩnh vực, vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của Công an nhiều đơn vị, địa phương, Bộ trưởng, Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đối với lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó trách nhiệm của Công an là chủ yếu, Bộ trưởng, Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định thanh tra đột xuất đối với vụ việc theo thẩm quyền, thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đến Thanh tra Công an cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an tỉnh tiến hành, thời hạn không quá 30 ngày. Ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. Cuộc thanh tra hành chính do các cơ quan, đơn vị không có tổ chức thanh tra tiến hành, thời hạn không quá 20 ngày. Ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
“Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có tổ chức thanh tra, Giám đốc Công an cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt. Thanh tra đột xuất với các Bộ, Ngành, Tập đoàn, Tổng Công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và UBND cấp tỉnh; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công an đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC & CNCH, Giám đốc Công an cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công an đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao”, Dự thảo Nghị định nêu rõ.
Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định thanh tra về các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; quyết định thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện trên địa bàn quản lý khi cần thiết...