Chú trọng thực hiện 4 tại chỗ trong Phòng cháy chữa cháy
- Không thể hạ thấp quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy
- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền toàn dân phòng cháy chữa cháy
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp tập trung, 24 cụm công nghiệp, 120 làng nghề với 5.185 cơ sở kinh doanh, trong đó có 4.420 cơ sở thuộc diện quản lí PCCC, 1.690 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Năm 2017, cảnh sát PCCC tỉnh Bắc Ninh đã hướng dẫn, lý cam kết đảm bảo an toàn PCCC tới hơn 3.000 cơ sở, chủ hộ kinh doanh, tiếp tục ủng hộ 779 đội dân phòng xã phường, thị trấn 3.671 đội PCCC cơ sở; chủ công xây dựng nhiều mô hình PCCC như “làng nghề an toàn PCCC”, “nhà trọ an toàn...”.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể có thành tích xuất sắc |
Đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. |
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn bày tỏ cảm ơn lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND, HĐND và các ban, ngành đoàn thể tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đặc biệt đến công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ; khẳng định, đây là sự động viên rất lớn đối với lực lượng Công an, Cảnh sát PCCC; đặc biệt là Chỉ thị về “Tăng cường công tác xây dựng toàn dân PCCC và cứu nạn cứu hộ” do Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ngày 28-3-2018 với 8 nhiệm vụ cụ thể, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC, cứu nạn cứu hộ đã thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với công tác này.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn, đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh và các đại biểu tại Hội nghị. |
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn yêu cầu Cảnh sát PCCC tỉnh Bắc Ninh cần quán triệt và nhận thức đầy đủ, sâu sắc nhiệm vụ xây dựng phong trào toàn dân PCCC là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, toàn dân. Cần tập trung chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và chủ động triển khai đưa phong trào toàn dân PCCC thực sự là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên, như tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị tại số 47 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác PCCC; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC đến mọi tầng lớp nhân dân, trong đó cần đổi mới nội dung tuyên truyền
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác PCCC; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC đến mọi tầng lớp nhân dân. Đề nghị các doanh nghiệp chủ động làm tốt công tác PCCC, đúng với phương châm 4 tại chỗ, làm tốt công tác phòng ngừa; việc xây dựng phương án, đảm bảo PCCC phải được triển khai đúng quy định từ khi xây dựng, không để xảy ra trường hợp xây dựng xong không nghiệm thu được; cần nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình tự phòng, tự quản về công tác PCCC tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
Lực lượng PCCC cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng ngừa và chữa cháy hiệu quả. Công an tỉnh cùng các lực lượng chức năng khác phải tấn công mạnh với các loại tội phạm, cùng với Cảnh sát PCCC bảo vệ môi trường đầu tư thuận lợi và sự bình yên cho nhân dân...
Đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh phát biểu nhấn mạnh thêm nên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng người dân, nhất là các địa bàn có nguy cơ về PCCC như làng nghề, khu công nghiệp; Cảnh sát PCCC cần tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đề xuất khắc phục những sơ hở thiếu sót về PCCC; tăng cường kiểm tra, nhưng tuyệt đối không được gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong công tác PCCC.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các cá nhân có thành tích xuất sắc. |
Lực lượng Công an, quân sự và Ban chỉ đạo PCCC các cấp cần phối hợp với Cảnh sát PCCC điều tra, xử lí nghiêm các vụ cháy. Các sở ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quy chế hợp, chủ động kiểm tra, khắc phục sơ hở về PCCC, khi xảy ra cháy phải tích cực phối hợp với lực lượng PCCC để chữa cháy, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...