Bộ Công an tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
- Bệnh viện 30-4 tập huấn phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
- Công an Bình Dương ra quân tuyên truyền “tín dụng đen” và COVID-19
- Công an cửa khẩu Đà Nẵng nơi “tuyến đầu” đối mặt với dịch COVID-19
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an chủ trì hội nghị. GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trực tiếp truyền đạt nội dung tập huấn. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa các điểm cầu trên cả nước.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn khẳng định, ở giai đoạn đầu của công tác phòng, chống dịch bệnh do virus COVID -19 gây ra, lực lượng Công an đã có những đóng góp quan trọng, cùng với cả nước thực hiện, đạt được những kết quả rất đáng quan trọng. Tuy nhiên, diễn biến tình hình dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải hết sức khẩn trương, hiệu quả. Vì vậy, thời gian tới, lực lương Công an cần sự chuẩn bị, vào cuộc quyết liệt hơn, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra; tiến hành rà soát lại tất cả những công việc đã và đang làm với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả…
Tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Kính đã trực tiếp cập nhật, truyền đạt đến các đại biểu những nội dung liên quan đến diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 hiện nay; căn nguyên bệnh liên quan đến công tác phòng, chống. Đồng thời, nêu lên vai trò của lực lượng Công an trong công tác phòng, chống dịch bệnh; chỉ ra các biện pháp phòng bệnh cụ thể cho cá nhân cán bộ, chiến sĩ, tại gia đình, trụ sở làm việc, cơ sở y tế và cộng đồng.
GS.TS Nguyễn Văn Kính truyền đạt các nội dung tập huấn tại hội nghị tập huấn. |
Theo đánh giá, COVID-19 tồn tại trong cơ thể khoảng 4 tuần kể từ khi xâm nhập. Ngoài môi trường, COVID-19 rất dễ bị chết bởi ảnh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao. Ở môi trường lạnh ẩm, mặt phẳng kim loại COVID-19 có thể tồn tại 1-3 ngày. Thời gian ủ bệnh của bệnh nhân từ 3-7 ngày và có thể lên đến 14 ngày.
Giai đoạn khởi phát, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và tiêu chảy. Sau đó, hầu hết các bệnh nhân bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và tự phục hồi sau 1 tuần; một số trường hợp có thể bị viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng, rối loạn đông máu, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong…
Đại biểu dự hội nghị. |
GS.TS Nguyễn Văn Kính cho rằng, việc tự nguyện khai báo với y tế cơ sở/chính quyền, khi có tiếp xúc gần với người bệnh hoặc đi về từ nơi có dịch; đeo khẩu trang; rửa tay bằng cồn/dung dịch sát khuẩn/xà phòng đúng cách; thường xuyên khử trùng bề mặt nơi ở, thông thoáng phòng ở; học cách đảm bảo an toàn nơi công sở/công cộng; thường xuyên cập nhật tình hình về dịch bệnh; nâng cao thể trạng… tới cơ sở y tế khi nghi ngờ mắc bệnh để được thăm khám, cách ly điều trị là rất cần thiết.