Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể khai thác từ 1-4-2019

Thứ Ba, 19/03/2019, 18:52
Thông tin trên được đưa ra tại giao ban Thành uỷ Hà Nội chiều 19-3 về vấn đề đường sắt trên cao và xung quanh đề án hạn chế phương tiện cá nhân.


Nhắc đến thời điểm đưa tàu đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông vào hoạt động chính thức, ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hà Nội Metro cho hay, chúng tôi là bên nhận, nên khi nào Bộ GTVT giao thì mới được nhận. Nhưng tôi khẳng định từ 1-4-2019 chưa thể chở khách được, mà phải đợi cuối tháng 4 mới đưa vào hoạt động thử thương mại. 

Còn về giá vé, vị này cũng thông tin: Giá vé đưa ra được tính  dựa theo 5 tiêu chí như  thu nhập người dân và khả năng chi trả, tính toán cạnh tranh với phương tiện khác, khảo sát y kiến người dân, chi phí vận hành và trợ giá của nhà nước. Giá vé đã được trợ giá của Hà Nội trên dưới 50% thời gian đầu. Với 6,5km người dân đi vé ngày là 11.000 thì bằng  1,57 lần so với giá buýt đồng hạng nhưng vẫn nghĩ là hợp lý vì tốc đô nhanh 2,1 lần so với xe buýt. 


Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chưa thể hoạt động từ 1-4-2019. 

Về vấn đề tàu có an toàn không, ông Trường khẳng định, mục tiêu an toàn của hành khách là trên hết. Do đó, việc đào tạo lái tàu cũng được quan tâm. Hiện đã có 37 lái tàu sau khi đào tạo ở Trung Quốc trở về đã có thẻ vận hành tàu. Còn chuyện đi đường sắt trên cao, tính kết nối thế nào, tôi cũng xin trả lời luôn, không có chuyện dời hết buýt đi, mà vẫn để một số tuyến nhất định, với nguyên tắc đảm bảo sự thuận lợi nhất cho người dân, 1phút là có xe buýt kết nối.  

Ông Trường cũng thông tin, qua việc đếm xe ở trục Nguyễn Trãi, cụ thể tại khu vực Royal City cho thấytrong giờ cao điểm có 10.368 xe máy (từ Hà Đông đi ra)  ô tô:1536, 396 taxi, 60 xe buýt, Xe khách 78. Bình quân giờ cao điểm: từ 30-35.000 người dân lưu thông/giờ hai hướng. Như vậy với năng lực vận chuyển của tàu đường sắt, 1 giờ nếu kín chỗ có thể vận chuyển 19000 khách, đáp ứng gần 55-60% lưu lượng.  “Không ở đâu khó làm giao thông công cộng khó như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vì ở đây người dân có nhiều phương tiện để di chuyển. Khi chuyển sang đường sắt trên cao là sự thay đổi về văn hoá đi bộ, phải thay đổi và phải đi bộ nhiều hơn, chứ đường sắt không thể chở người dân đến tận nhà”, ông Trường bày tỏ. 

Cũng tại buổi giao ban, liên quan đếm đề án hạn chế phương tiện, cụ thể là thời điểm cấm xe máy vào giai đoạn 2019-2020, ông Vũ Văn Viện-Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định: Chúng tôi mong muốn sớm xây dựng được lộ trình, đưa ra được lộ trình, chứ không phải  sớm cấm xe máy. Muốn đưa vào đời sống phải cần 10-15 năm, chứ khống thể ngày 1 ngày 2.  Đây là việc khó, chủ trương có rồi nhưng không dễ thực hiện, khó lắm, động chạm lắm. 

"Nhưng chúng tôi vẫn đưa ra để nhân dân biết, để cùng bàn thảo, chứ không phải thực hiện ngay. Chúng tôi là cơ quan thực hiện, cam kết đảm bảo vệ lợi ích chung chứ không phải lợi ích riêng.  Mấu chốt là phải có hạ tầng, phải khảo sát kỹ càng. Các tuyến đường đều đang nghiên cứu để đưa ra lấy ý kiến, chứ chưa quyết cụ thể tuýen nào".

: Cảnh ùn tắc thường nhật trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Phạm Ngọc Thành.

Trước lo ngại của một phóng viên cho rằng, nếu cấm xe máy, trong trường hợp tôi hay bất cứ ai từ quê lên nếu có bu gà mang theo thì có thế lên xe buýt không? Giám đốc Sở GTVT thẳng thắn: " Moi người có thể chọn các phương tiện khác nhau. Ít tiền chịu khó đạp xe đạp. Chứ không thể mang bu gà lên xe buýt. Còn không thì giết gà ở quê đi. Đô thi văn minh hiện đại, vì lợi ích chung, chính quuyền phải đặt ra quy tắc ứng xử chung". 


Phạm Huyền
.
.
.