11/12 nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông có điểm dừng xe buýt
- Sẽ điều chỉnh hàng loạt tuyến buýt để tránh trùng lộ trình đường sắt Cát Linh-Hà Đông
- Hạ tầng đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngổn ngang, hệ thống kết nối chưa triển khai
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có mức giá vé dự kiến từ 8.000 - 15.000 đồng
Theo Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cho biết, việc khảo sát, đánh dấu các vị trí để cắm điểm dừng xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được tiến hành. Theo đó, sau khi tổ chức lại, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (hai chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng dưới 500m; 11/12 nhà ga sẽ có điểm dừng xe buýt ngay dưới chân nhà ga.
Về phương án kết nối tuyến đường sắt đô thị với mạng lưới xe buýt Thủ đô, tại Ga Cát Linh, hành khách có thể kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội), tuyến BRT số 1 Kim Mã - Yên Nghĩa và các tuyến buýt số 18, 22, 23; Ga La Thành kết nối với tuyến buýt số 50, 99, 23, 30;
Tại Ga Thái Hà, hành khách có thể trung chuyển với các tuyến buýt số 26, 30, 50, 18, 35A, 84; tại Ga Láng, hành khách có thể trung chuyển với các tuyến buýt số 09B, 16, 24, 27; Ga Thượng Đình kết nối với tuyến buýt số 02, 19, 01, 27; Ga Vành đai 3 nằm ở hầm chui Thanh Xuân kết nối với các tuyến buýt số 27, 29, 01, 02, 05, 19, 21B, 21A trên đường Nguyễn Trãi và tuyến số 22C, 29 tại hầm đường bộ Nguyễn Xiển;
Ga Phùng Khoang kết nối với các tuyến buýt số 39, 27, 02, 19, 01; Ga Văn Quán kết nối với các tuyến buýt, xe khách tại Bến xe Hà Đông (cũ); Ga Hà Đông kết nối với các tuyến buýt số 89, 01, 02, 27, 33; Ga La Khê kết nối với các tuyến xe buýt số 01, 02, 21A, 27; tại Ga Văn Khê, hành khách có thể trung chuyển với các tuyến xe buýt số 91, 01, 02, 21A, 27.
Ga Yên Nghĩa là ga cuối của tuyến, nằm trước Bến xe Yên Nghĩa trên đường Quang Trung (Hà Đông). Tại đây, hành khách có thể đi các tuyến xe buýt nội đô, cũng như các xe khách liên tỉnh đi Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum...