Tập trung xử lý nghiêm hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả và các vi phạm về ATGT
- Quảng Nam tổng kiểm soát phương tiện trên các tuyến đường bộ
- Tổng kiểm soát phương tiện tham gia giao thông tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây
Từ ngày 15-7-2019 đến hết ngày 14-8-2019, lực lượng CSGT trên cả nước đã đồng loạt thực hiện cao điểm tổng kiểm soát phương tiện đối với xe ô tô chở khách, ô tô vận tải container và xe mô tô.
Qua đó, tổng kiểm soát gần 750.000 phương tiện, phát hiện, lập biên bản xử lý 373.638 trường hợp vi phạm, trong đó 27.649 ô tô khách, 21.968 container, 263.145 mô tô...; phạt tiền trên 234 tỷ đồng; tạm giữ 4.387 ô tô, 48.472 xe mô tô và 173 phương tiện khác; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 28.692 trường hợp.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại hội nghị. |
Nhiều địa phương đạt hiệu quả xử lý vi phạm cao như: Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Bình Định, Gia Lai, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước...
Thông qua công tác TTKS giao thông đường bộ và phối hợp với các lực lượng chức năng, lực lượng CSGT đã phát hiện 440 vụ phạm pháp hình sự, kinh tế, và các vi phạm khác, bắt giữ 360 đối tượng có dấu hiệu tội phạm. Trong đó 134 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, 69 vụ tàng trữ sử dụng trái phép chất ma túy; 47 vụ vận chuyển thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; 24 vụ việc phát hiện thông qua công tác đăng ký phương tiện (đục số khung, số máy, làm giả giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe...). Tang vật thu giữ: 102 bánh heroin, 5051 viên ma túy tổng hợp, 8.782,4kg ma túy đá, 22,048 m3 gỗ quý các loại, 36.082 bao thuốc lá, 13 khẩu súng tự chế, 07 kg sừng tê giác, 6,4 tấn đường,...
Cũng tại hội nghị, Thượng tá Vũ Quang Thái, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Cục CSGT chia sẻ về kinh nhiệm một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện tổng kiểm soát. Trước khi thực hiện kế hoạch cân phải quán triệt, triển khai sâu rộng, đầy đủ đến lãnh đạo, chỉ huy, tổ trưởng và CBCS nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch; đồng thời gắn trách nhiệm và giao chỉ tiêu chặt chẽ đến chỉ huy, tổ trưởng và CBCS trong việc nắm, kiểm soát được tình hình trên tuyến, quản lý tốt CBCS không để xảy ra sai phạm tiêu cực và tập trung xử lý đúng, có hiệu quả các chuyên đề, đối tượng và hành vi vi phạm theo chỉ đạo của Giám đốc địa phương và của Cục.
Đại tá Hoàng Văn Ninh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên chia sẻ về tình trạng sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) giả. Trước đây, đơn vị mỗi năm chỉ phát hiện được 2-3 người sử dụng GPLX giả, nhưng chỉ tính từ 1-1-2019 đến nay đã phát hiện 55 GPLX giả do công nghệ in ấn ngày càng cao. Đại tá Hoàng Văn Ninh đề xuất sửa đổi quy trình TTKS của lực lượng CSGT ngoài việc giữ GPLX còn phải giữ thế các giấy tờ khác trách tình tránh tình trạng làm giả GPLX, khi bị vi phạm người vi phạm không đến nhận lại giấy tờ.
Thượng tá Phạm Văn Triều, Trưởng phòng CSGT tỉnh Tây Ninh đơn vị kiểm soát, xử lý nồng độ cồn cao nhất nước chia sẻ kinh nhiệm “Đơn vị đã tham mưu cho Giám đốc Công an chỉ đạo toàn lực lượng CSGT triển khai đồng loạt trên toàn địa bàn, đồng thời gắn trách nhiệm với lãnh đạo, chỉ huy và từng cán bộ chiến sỹ đối với công tác kiểm tra nồng độ cồn”.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể, cá nhân. |
Lãnh đạo Cục CSGT trao thưởng cho các tập thể và cá nhân. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi hội nghị Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn biểu dương những kết quả mà lực lượng CSGT đã đạt được trong đợt tổng kiểm soát. Đồng chí Thứ trưởng nhấn mạnh: cần có biện pháp xử lý nghiêm hành vi sử dụng GPLX giả; lạng lách, đánh võng, các hành vi tụ tập, gây rối trật tự công cộng trên các tuyến giao thông. Đổi mới phương thức TTKS, có biện pháp bảo vệ đến sức khỏe, tính mạng cho CBCS khi làm nhiệm vụ.
Ghi nhận kết quả đã đạt được, Bộ Công an đã trao 30 Bằng khen và nhiều giấy khen cho tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện cao điểm tổng kiểm soát xe ô tô khách, container và xe mô tô.