“Không gian Áo dài Việt” - Điểm đến du lịch mới của Thủ đô

Chủ Nhật, 11/12/2016, 22:33
“Không gian Áo dài Việt” chính thức được khai trương,  mở cửa phục vụ du khách trong nước và quốc tế.


Hưởng ứng Tuần văn hóa Việt Nam - Malaysia - Indonesia diễn ra từ ngày 6-12 đến 12-12, sáng ngày 11-12, tại Lanhuong Fashion House - số 18 đường Âu Cơ, Hà Nội đã chính thức khai trương “Không gian Áo dài Việt”, mở cửa phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Đây là cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, trở thành  - “Điểm đến du lịch” mới của Thủ đô.

Công chúa Hoàng gia Malaysia Bang Teregganu, cùng các thành viên của “Ngôi nhà Betik” Indonesia tham dự Lễ Công bố.

Phần chính không gian Lan Hương Fashion House trưng bày những tà áo dài qua các thời kỳ, giới thiệu các bộ sưu tập chuyên đề áo dài theo từng chủ đề và áo dài thời trang. Khách tham quan được tận mắt chứng kiến y phục của nguyên phi Ỷ Lan - bà chúa tằm tang (thời Lý), trang phục áo dài xưa qua nghệ thuật điêu khắc Tượng Ngọc Nữ (thời Trần) và Nam Phương Hoàng Hậu (thời Nguyễn), áo dài thời Nguyễn Phúc Khoát…

Quan khách – đại biểu tham dự buổi lễ
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - Đỗ Đình Hồng – phát biểu và công bố “Điểm đến Du lịch” và “Không gian Áo dài Việt”

Ngoài ra là những áo dài xa xưa nhất như áo Giao Lãnh, áo tứ thân, áo ngũ thân, cho đến áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân, áo dài những năm 1970 - 1980. Bên cạnh đó là các BST đi kèm: nón lá; trang sức; hài – guốc gỗ…

Trình diễn bộ sựu tập thời trang của nhà thiết kế - Nghệ nhân Áo dài Lan Hương và bộ sưu tập trang phục Malaysia cùng sản phẩm “Ngôi nhà Batik” của Indonesia.

“Không gian Áo dài Việt” là câu chuyện kể sinh động về tà áo dài tuyền thống Việt Nam, mang lại cho du khách cái nhìn tổng thể về tà áo truyền thống của người phụ nữ Việt, với toàn bộ nguyên liệu là hàng thủ công sản xuất trong nước. 

Tại đây, du khách được tham quan quy trình sản xuất khép kín, từ khâu ý tưởng, thiết kế, sản xuất, xưởng may, xưởng thêu, sử dụng 100% nguồn nguyên liệu trong nước, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nói chuyện với các nghệ nhân đến từ các làng nghề như làng nuôi tằm tơ Mỹ Đức, làng lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, chạm bạc Định Công - Đồng Xâm, gốm Bát Tràng, dệt Triều Khúc, nón lá Làng Chuông…

Lưu Hiệp
.
.
.