“Hoài niệm Hà Nội phố” qua tài liệu lưu trữ Quốc gia
Trưng bày hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật các công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, “Hoài niệm Hà Nội phố” chính thức ra mắt công chúng vào ngày 6-9
- Khám phá văn hóa Pháp tại Việt Nam hàng trăm năm trước
- Yêu cầu phát huy tốt nhất giá trị khối tài liệu lưu trữ quốc gia
- Bảo quản, giữ gìn và phát huy các tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt
Do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức, triển lãm bao gồm 3 phần chính: Từ nhượng địa Pháp đến khu phố Tây; Phố cổ Hà Nội; Thành Hà Nội và phụ cận.
Bưu điện Hà Nội qua tài liệu lưu trữ |
Thông qua triển lãm, người xem có dịp ngược trở về quá khứ, tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của người dân Hà Nội, khám phá các khu phố cổ - nơi lưu giữ dấu ấn của một thời “Hà Nội ba sáu phố phường”, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thành cổ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường Đại học lâu đời nhất Việt Nam hay thắng cảnh Hồ Tây cùng các di tích lịch sử bao quanh, Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa soi bóng, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á – Âu thời Pháp thuộc.
Một góc tư liệu về Hà Nội thời còn là nhượng địa cho Pháp |
Bản phụng dụ của Viện cơ mật năm 1873 về việc thu phục lại thành Hà Nội |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khẳng định: Với lịch sử hơn nghìn năm, Thăng Long và Hà Nội ngày nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục lớn của cả nước, là biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao tặng Đại sứ Pháp tại Việt Nam bức ảnh Ô quan chưởng |
Các đại biểu tham quan triển lãm |
Triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” sẽ góp phần cùng người dân thủ đô và công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long – Hà Nội. Đây cũng là dịp để công chúng được tiếp cận nguồn lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, quy hoạch, kiến trúc… của Thủ đô.
Hình ảnh Tháp báo ân trong kho lưu trữ Nhà nước |