Bổ sung nguồn kịch bản về hình tượng người chiến sĩ Công an
- Bộ Công an tổ chức trại sáng tác kịch bản sân khấu lần thứ II năm 2019
- Khai mạc trại sáng tác kịch bản sân khấu 2018
- Đi trại sáng tác kịch bản sân khấu
Cùng dự buổi lễ còn có các đồng chí Thiếu tướng Đào Gia Bảo, Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị; Trung tướng, nhà văn Nguyễn Hữu Ước, Chủ tịch Chi hội nhà văn Công an; PGS.TS Phạm Duy Khuê, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình sân khấu Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Trại sáng tác…
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an đã thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận, biểu dương các nhà văn, nhà biên kịch đã hưởng ứng tham gia Trại sáng tác và chúc mừng các tác giả đã đạt giải thưởng.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành cũng nhấn mạnh: Để hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài CAND có giá trị tư tưởng, nghệ thuật đến công chúng, cần thường xuyên quan tâm tổ chức hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung và sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài CAND nói riêng, nhằm góp phần tuyên truyền, tô thêm hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND trong lòng nhân dân.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành trao Bằng khen của Bộ Công an cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong tổ chức Trại sáng tác |
Cần đặc biệt đối mới hình thức tổ chức hoạt động sáng tác nhằm thu hút, quy tụ nhiều hơn nữa các tác phẩm có chất lượng tốt về tư tưởng, nghệ thuật về đề tài CAND. Ban tổ chức Trại sáng tác tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức để rút kinh nghiệm, tạo điều kiện cho việc tổ chức lần sau tốt hơn, chất lượng hơn…
Trại sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 2 do Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an phối hợp với Chi hội Nhà văn Công an tổ chức từ ngày 4-6 đến 11-7.
Đây là hoạt động nhằm tạo nguồn kịch mới cho Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an – một trong số các hoạt động trọng tâm do Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND (19-8-1945 – 19-8-2020), 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19-8-2005 – 19-8-2020).
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công an trao bằng khen cho các tác giả có tác phẩm đạt giải C |
Các đề cương kịch bản dự Trại sáng tác có nội dung: Ca ngợi truyền thống xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay; ca ngợi phẩm chất, phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nước quên thân, vì dân phục vụ; những tấm gương dũng cảm, hy sinh của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an.
Ngoài ra, đề cương kịch bản dự Trại sáng tác còn có nội dung về đấu tranh, phòng chống suy thoái đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lực lượng CAND, biểu dương sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó lực lượng CAND là nòng cốt.
PGS.TS Nguyễn Duy Khuê, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của Trại sáng tác trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải Khuyến khích |
Đăng ký tham gia Trại sáng tác có 35 nhà văn, nhà biên kịch với 37 đề cương kịch bản và kịch bản. Trên cơ sở xét chọn của Hội đồng nghệ thuật, Ban tổ chức đã quyết định mời 23 tác giả có đề cương kịch bản, kịch bản đáp ứng đủ các tiêu chí tham gia Trại sáng tác.
Trong khuôn khổ Trại sáng tác, các nhà văn, nhà biên kịch tham gia trại sáng tác đã thâm nhập thực tế tại một số trại giam, công an các địa phương, tìm hiểu về những đóng góp của lực lượng công an trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Các nhà văn, nhà biên kịch còn tham gia nhiều buổi tọa đàm, giao lưu với các gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, gặp gỡ, tìm hiểu về những tấm gương dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự.
Tại Nhà nghỉ dưỡng Minh Tâm, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, các thành viên trong Hội đồng nghệ thuật đã góp ý, trao đổi trực tiếp với từng nhà văn, nhà biên kịch về chủ đề tư tưởng và xây dựng hình tượng người chiến sĩ công an, đồng thời cập nhật các thủ pháp nghệ thuật đương đại, phân tổ để các tác giả tọa đàm, thảo luận theo từng nhóm chủ đề nội dung kịch bản. Sau khi kết thúc các hoạt động sáng tác tập trung, 22 tác giả tham gia Trại đã gửi 22 kịch bản về cho Ban tổ chức để tham gia xét giải.
Căn cứ quy chế xét chọn, kết quả chấm điểm và đề nghị của Hội đồng nghệ thuật, Ban tổ chức đã trao 3 giải B (không có giải A) cho các tác giả: Nhà biên kịch Chu Thơm với kịch bản “Hoa Sen lửa”, Vũ Thị Nguyệt với kịch bản “Vụ án Am bụt mọc”, Đỗ An Ninh với “Hang đầu rắn”.
5 kịch bản đạt giải C gồm: Bài ca nhân thế (tác giả: Nguyễn Kháng Chiến), Kẻ trộm (tác giả: Lê Quý Hiền), Nửa vòng sáng tối (Tác giả: Nguyễn Văn Tươi), Lời xin lỗi muộn màng (tác giả: Vũ Thị Thu Phong), Người thứ 13 (tác giả: Lê Thu Hạnh).
7 kịch bản đạt giải Khuyến khích: Điều thiêng liêng nhất (tác giả: Trần Thị Mỹ Dung), Phía bên kia bờ dốc (tác giả: Phan Thị Hoàng Anh), Chuyên án Z5 (tác giả: Nguyễn Đình Luyến), Búp bê không biết khóc (tác giả: Lê Thanh Tăng), Phát súng (tác giả: Nguyễn Văn Hiếu), Trái tim lặng lẽ (tác giả: Trần Thị Thanh Tâm), Cuộc sống của người khác (tác giả: Trương Thị Huyền).