Giao dịch tiền ảo tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao
- Bitconnect “sập sàn”, còn cửa nào cho tiền ảo?
- Hơn 9.300 máy khai thác tiền ảo đã được nhập về Việt Nam
- “Ma trận” tiền ảo
Theo ông Nguyễn Hồng Hải, tiền ảo là vấn đề mới và rất phức tạp, không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả tại các nước phát triển trên thế giới. Nắm trước được tình hình đó, ngày 21-8-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Bộ Tư pháp cũng đã có quyết định ban hành kế hoạch của Bộ triển khai thực hiện đề án. Theo đó, đã thành lập các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Dự kiến tháng 8-2018, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để rà soát đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về hoạt động tài sản ảo, tiền ảo tại Việt Nam và quốc tế.
Hiện, Bộ Tư pháp rất quan tâm đến góc độ tác động tiền ảo, tài sản ảo đến các hoạt động rửa tiền, buôn lậu ma túy, an ninh tiền tệ, chính sách giao dịch. Bộ Tư pháp sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản về tiền ảo, tiền điện tử và dự kiến tháng 12-2018 sẽ trình hồ sơ lên Chính phủ xem xét.
Tiếp đó, năm 2020 sẽ đề nghị xây dựng luật sửa đổi bổ sung các luật liên quan vấn đề này. Người dân cần lưu ý, giao dịch tiền ảo là giao dịch ẩn danh. Vì là ẩn danh nên dễ trở thành công cụ để tội phạm lợi dụng thực hiện. Tiền ảo lại là dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hay ngừng giao dịch là rất lớn. Giá trị tiền ảo biến động liên tục nên nguy cơ rủi ro là rất lớn.
Đây là loại tài sản chưa được cơ quan nhà nước nào quản lý nên khi xảy ra tranh chấp thì việc bảo vệ an toàn pháp lý là khó khăn. Người dân thực hiện giao dịch hết sức cẩn trọng và cân nhắc, ông Nguyễn Hồng Hải cảnh báo.