Kẻ hiếp giết bé gái 10 tuổi ở Vĩnh Long liệu có "may mắn" như Lê Văn Luyện?
- Tội ác khó tưởng tượng của nam sinh sát hại bé gái 10 tuổi
- Thưởng nóng lực lượng Công an phá nhanh vụ giết, hiếp bé gái 10 tuổi
- Bắt khẩn cấp nghi phạm hiếp dâm rồi sát hại bé gái 10 tuổi4
Ngày 20-2, Đại tá Phạm Văn Ngân – Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự “giết người và hiếp dâm trẻ em” xảy ra tại ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn).
Cơ quan điều tra đã tạm giữ hình sự đối với Phạm Văn Lên (18 tuổi, ngụ xã Trà Côn, huyện Trà Ôn) để điều tra về hai hành vi trên. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Lên khai, vào chiều 17-2 đã chặn đường bé Phạm Thị Yến Ngọc (10 tuổi) kéo vào vườn măng cụt gần đó, bóp cổ rồi cưỡng hiếp.
Cán bộ điều tra lấy lời khai đối với nam thanh niên gây ra vụ án giết người, hiếp dâm trẻ em. |
Sau khi giở trò đồi bại, Lên lo sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên dìm xác nạn nhân xuống mương nước phi tang. Đến 19h tối cùng ngày, thi thể nạn nhân được người dân phát hiện và trình báo cơ quan Công an. Qua điều tra, đến sáng 18-2, Lên bị bắt khẩn cấp để điều tra.
Theo giấy tờ gia đình cung cấp từ chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu (chưa có giấy khai sinh), nghi phạm sinh ngày 24-1-1999, tức đã đủ 18 tuổi, tháng 13 ngày (tính đến thời điểm xảy ra vụ án).
“Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, chưa khởi tố bị can. Hiện cơ quan điều tra đang trích lục các giấy tờ cần thiết để xác định chính xác độ tuổi của nghi phạm. Nếu cần thiết, cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định để xác định chính xác độ tuổi của nghi phạm để có căn cứ xử lý theo đúng trình tự, quy định pháp luật”, Đại tá Phạm Văn Ngân nói và cho biết thêm: trong trường hợp này, nghi phạm nếu đủ 18 tuổi thì định khung hình phạt cao nhất của hai hành vi “giết người và hiếp dâm trẻ em” là tử hình.
Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân. |
Theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Văn phòng Luật sư Vạn Lý), nếu đối tượng đã trưởng thành, đủ năng lực pháp thì thì vận dụng theo trình tự bình thường, như một công dân bình thường. Còn trường hợp chưa đủ năng lực, chưa trưởng thành, chưa đủ 18 tuổi do vấn về giấy tờ nếu có mâu thuẫn với nhau về tuổi đời thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu về xương để xác định chính xác độ tuổi.
“Ví dụ, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các giấy tờ khác mâu thuẫn về độ tuổi, ngày tháng, năm sinh xác định chưa đủ 18 thì phải trưng cầu giám định về tuổi. Nếu tuổi đối tượng nhỏ hơn 18, còn giấy tờ lớn hơn 18 thì cơ quan điều tra áp dụng theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị can, bị cáo. Từ kết quả trưng cầu có lợi cho bị can, bị cáo thì vận dụng kết quả này”, luật sư Đức nói.
Luật sư Ngô Hồng Thủy (Đoàn luật sư TP Cần Thơ) cho biết thêm: Để xác định độ tuổi của nghi phạm trong vụ án này, cơ quan điều tra cần căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12-7-2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Điều 6 thông tư này quy định về xác định tuổi của bị can, bị cáo:
Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:
1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.”
Về mức hình phạt, trong vụ án này, nếu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Lên về hai tội danh: Giết người (Điều 93) và Hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009). Cả hai tội danh này đều có khung hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 1 Điều 93 và khoản 4 Điều 112).
Trong trường hợp, Phạm Văn Lên đủ 18 tuổi trở lên thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là tử hình. Nếu Phạm Văn Lên chưa đủ 18 tuổi thì phải căn cứ điều Điều 74 và 75 bộ luật hình sự để giải quyết. Cụ thể, Điều 74 quy định: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; Còn Điều 75 quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm nhiều tội như sau: Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này. Như vậy, nếu chưa đủ 18 tuổi thì mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với Phạm Văn Lên là 18 năm tù. |