Di sản của Nguyễn Tuân
Ở một trường nghệ thuật, chúng tôi thường được nghe văn nghệ sỹ nói chuyện như nhà thơ Huy Cận, Việt Phương... Rồi một hôm, nhà trường mời bố Thu Giang đến. Hội trường đã chật người. Sau vài lời giới thiệu, nhà văn Nguyễn Tuân bước vào, tay cầm ba toong dựng vào bục. Cả hội trường vỗ tay chào đón. Ông đứng thản nhiên nhìn... Nửa phút, rồi một phút trôi qua. Yên lặng. Vì chờ nghe nói, lại không thấy nói, nên có tiếng khúc khích... Rồi rộ lên cả hội trường tiếng cười không dứt. Chờ tiếng cười dứt hẳn, nhà văn thành thật giải thích:
- Tôi có thói quen, trước khi nói chuyện cũng phải nhìn xem đối tượng trước mắt mình là ai?
Mười năm sau, tôi gặp lại Nguyễn Tuân giữa núi rừng Tây Bắc, trong tay vẫn chiếc ba toong năm ấy. Chiếc ba toong như nhật ký hành trình, nó được khắc dày đặc nhiều địa danh nơi nhà văn đến.
Với cái nhìn quan sát đối tượng trước mặt mình là ai, lần này một mình ông bám riết sông Đà từ Thác Bờ Sơn La lên Lai Châu sống cùng hoang dã đại ngàn để nhập hồn cốt núi rừng. Những hòn đá nhẵn lì la liệt dưới gốc cây dại ven sông cũng thì thầm về sự hòa hợp của thiên nhiên. Sông Đà thực sự đã mê hoặc ông như chờ đợi từ lâu, trò chuyện với người lái đò và người làm nghề chài lưới. Con người của núi rừng trong trẻo, lầm lũi và gan dạ. Những hòn đá nhẵn lì la liệt dưới lùm cây dại bên bờ sông Đà cũng thì thầm với ông về sự hòa hợp của thiên nhiên. Sông Đà thực sự đã mê hoặc ông như chờ đợi từ lâu.
Lần đầu tiên sông Đà chảy qua ngòi bút Nguyễn Tuân trở thành nổi tiếng với vẻ đẹp trầm hùng bí ẩn, mang sức mạnh phi thường của tạo hóa rong ruổi từ thượng nguồn đất nước về xuôi. Người lái đò sông Đà trong tập Bút ký của ông đã đưa nhà văn vượt thác tiếp tục hành trình. Núi rừng Tây Bắc vẫn bình tâm lưu giữ sông Đà như một di sản của nhà văn.
Giờ đây, Nguyễn Tuân đã rời xa thế giới nhưng núi rừng Tây Bắc vẫn lưu giữ sông Đà như một di sản của nhà văn.