Tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà văn, nhà giáo Trương Tửu
Đánh giá về nhà văn Trương Tửu, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNTVN, Chủ tịch
Ông cũng tham gia khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, sau đó, được Hồ Chủ tịch mời gặp để cùng bàn về xây dựng tương lai văn nghệ nước nhà và tích cực tham gia văn hóa cứu quốc. Trước khi trở thành một nhà nghiên cứu, một giáo sư, ông đã sáng tác rất nhiều truyện có giá trị tố cáo chế độ thực dân. Ông là một trong những người đầu tiên được phong giáo sư và là một trong những người có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều nhất.
GS. Phong Lê khẳng định đóng góp của GS. Trương Tửu là đưa ra khuynh hướng khoa học trong nghiên cứu –phê bình văn học và là một gương mặt trí thức rất ấn tượng trong hành trình tìm kiếm không ngừng nghỉ và thực sự là không dễ dàng trong thế kỷ XX.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại lễ tưởng niệm. |
Một học trò của GS. Trương Tửu là GS.NSND. Nguyễn Đình Chú cũng dành những lời kính trọng về người thầy học: nhà văn Trương Tửu, ròng rã 28 năm trời dọc ngang bút mặc trên văn đàn Việt Nam, để lại một văn nghiệp không dễ có nhiều với các thể loại: lý luận, phê bình, nghiên cứu, tiểu thuyết. Kinh thi Việt
Nhà văn, nhà giáo Trương Tửu. |
Các tham luận của các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao sự nghiệp cũng như phẩm chất của nhà văn Trương Tửu. Đó là một chân dung đa diện, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sáng tác tiểu thuyết, nghiên cứu phê bình văn học, hoạt động văn hóa, cải cách xã hội, dạy học. Đóng góp của GS. Trương Tửu trong mỗi tác phẩm là thái độ đề cao tinh thần khách quan, trung thực, khoa học trong tường giải mỗi vấn đề. Ông luôn thể hiện bản lĩnh, nhiệt huyết và niềm tin vào sức mạnh của chân lý khoa học, khả năng nhận thức và cải biến xã hội, ý thức hướng đến ngày mai tươi sáng hơn