Sinh viên hai Học viện CAND đoạt giải về hai công trình khoa học
Tuấn khoe với tôi, công trình "Tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt
Năm ngoái công trình về tội phạm máy tính do mình em thực hiện đã được trao giải nhì. Giải thích với tôi lí do chọn đề tài tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, Tuấn cho biết, đây là lĩnh vực rất mới. Ngay ở trong trường thì chỉ những sinh viên khoa kinh tế năm cuối mới được học về tội phạm thương mại.
Nhưng "khó càng thú vị" - với tâm niệm đó, Tuấn và Hùng bắt tay vào nghiên cứu đề tài bằng cách thu thập tài liệu, thâm nhập thực tế. Thật may mắn là đúng thời điểm này, Bộ luật Hình sự đã dự thảo xong, trong đó sửa đổi 3 điều, bổ sung 2 điều về tội phạm máy tính - là một công cụ pháp lý để giúp khoanh vùng đối tượng. Qua nghiên cứu, Tuấn và Hùng đã làm rõ được thủ đoạn của "tội phạm điện tử" như: hình thức lừa đảo qua mạng, tung tin sai sự thật, huy động gửi tiền lãi "ảo", bán hàng đa cấp, cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử.
Tuấn bảo tôi, khi nghiên cứu đề tài, cậu đã rút ra một điều, tội phạm thương mại điện tử có "đất" hoành hành đều liên quan tới công nghệ, nghĩa là hạ tầng cơ sở và chính sách quản lý về "thương mại điện tử" hiện nay còn nhiều yếu kém, kẽ hở. Từ hướng nghiên cứu đó, hai sinh viên đã đề xuất giải pháp: thúc đẩy mạnh giao dịch điện tử, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và hoàn thiện pháp luật; lực lượng Cảnh sát kinh tế phải không ngừng nâng cao trình độ…
Công trình của hai sinh viên Học viện CSND được đánh giá là có tính thực tiễn cao, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế. Tuấn và Hùng cho biết, sẽ cố gắng giành giải cao hơn ở năm tới với công trình nghiên cứu về chữ ký số trong giao dịch thương mại điện tử.
Hai nhóm tác giả của hai công trình đoạt giải ba. |
Một công trình khác cũng được trao giải ba, đó là "Văn hóa giao tiếp và một số biện pháp nâng cao văn hóa giao tiếp trong sinh viên Học viện ANND", do Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Văn Lương, D39, Học viện ANND thực hiện. Hai em tâm sự, từ lâu họ luôn trăn trở với câu hỏi, vì sao khả năng giao tiếp của mình và của sinh viên các trường CAND lại kém các trường ngoài?
Đây sẽ là một thiệt thòi lớn và là một rào cản đối với các sinh viên mới ra trường nhập cuộc vào môi trường mới, sẽ ảnh hưởng đến cả công tác chuyên môn. Từ trước đến nay cũng chưa có ai nghiên cứu về đề tài này. Sau khi phát bảng hỏi đến cho sinh viên để điều tra xã hội học, kết hợp với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu, hai bạn Nam và Lương đã tìm ra nguyên nhân.
Khả năng giao tiếp của sinh viên CAND còn hạn chế một phần là do chính họ xem nhẹ, không có ý thức trau dồi kỹ năng giao tiếp; thêm nữa, ở nhiều trường ngoài, giao tiếp được đưa vào giảng dạy với nhiều hội thảo khoa học, nhưng ở các trường CAND thì không có giờ học để bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp…
Từ thực trạng đó, Nam và Lương đã kiến nghị, cần phải sớm đưa môn văn hóa giao tiếp vào trong chương trình, các đoàn thể, ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Học viện ANND nói riêng và sinh viên các trường CAND nói chung; đồng thời, cần tổ chức nhiều hội thảo, giao lưu toạ đàm giúp cho sinh viên các trường Công an hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp, nhất là với những sinh viên sau này công tác ở những bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với nhân dân