Rồng trong đời sống và văn hóa người Việt

Thứ Hai, 23/01/2012, 12:02
Việt Nam hình tượng Rồng (Thìn) trở nên rất thân thiết, gần gũi. Thiên tình sử, cha là Lạc Long Quân (gốc Rồng), kết hôn với mẹ là bà Âu Cơ (Tiên Nữ), rồi sinh một bọc trăm trứng, nở trăm đứa con, mà dân tộc chúng ta được xem như thuộc nòi giống Rồng Tiên.

Nước ta từ ngàn xưa đã có các địa danh nổi tiếng như: Long Đổ (rốn Rồng), Long Biên, Thăng Long (tên thủ đô vào thế kỷ thứ VI), vịnh Hạ Long (đây là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới).

Các địa danh Rồng khác như Bình Long, Phước Long, Long Thành, Long Khánh, Long Hải (bãi tắm đẹp ở Vũng Tàu), Long Bình, Long An, Long Hồ (nằm trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long), Thới Long (là một xã thuộc quận Ô Môn, TP Cần Thơ)…

Đất nước chúng ta trải dài từ Bắc xuống Nam, theo hình con Rồng xuyên Việt. Con sông Cửu Long phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, có chiều dài hơn 4.000 cây số, cuối cùng thoát ra bằng 9 cửa sông về biển Đông, cho nên có tên gọi là sông Cửu Long (tức 9 con Rồng).

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong dân gian Việt Nam, có vô vàn câu nói đến con Rồng:

Rồng nằm bể cạn phơi râu,
Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.
Rồng vàng tắm nước ao tù,
Người khôn ở với người ngu bực mình.
Rồng giao đầu, Phụng giao đuôi,
Nay tui hỏi thiệt: Mình thương tui không mình?
Hoặc: Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai,
Sông trong chảy lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây,|
Bao giờ bén rễ xanh cây thì về!... (Ca dao)

Trong nông nghiệp thì kinh nghiệm dân gian cho biết:

Rồng đen lấy nước thì nắng,
Rồng trắng lấy nước thì mưa… (Tục ngữ)

Ngoài ra, chúng ta còn thấy rất nhiều từ nói về Rồng như: Múa Rồng múa Rắn, cây xương Rồng, cây lưỡi Rồng, đậu Rồng, cá Rồng…

Cử Đúp
.
.
.