Phát hiện sắc phong “Soái đội Hoàng Sa”
Một sự tình cờ, mới đây những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, con cháu tộc Lê ở xã biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam khi “sưu tra” các văn bản cổ tại nhà thờ tộc đã phát hiện trong dòng tộc có một người làm đến chức Đội trưởng Đội tả thủy vệ cai quản Hoàng Sa. Đó là cụ Lê Văn Ước, quê ở phường Hạ, xã Hòa Thanh, tổng An Hòa, huyện Hà Đông (nay là thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
Cụ thể một số văn bản viết bằng chữ Hán tại phổ ý tộc Lê (bản lưu tại phái nhất) đã được con cháu trong tộc nhờ một số người am hiểu chữ Hán tại địa phương và trụ trì chùa Kỳ Viên Thích Chánh Huệ (Tam Kỳ) dịch cho biết: Vào năm Minh Mạng thứ 18 (10/3/1838) năm Mậu Tuất, Tuần phủ Nam Nghĩa (tức quan đầu 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi) chỉ dụ căn cứ vào việc điều tra và bẩm báo của quan cai quản… trong đội thủy vệ Quảng Nam số mười có đội binh Lê Văn Ước, quê phường Hạ, xã Hòa Thanh, huyện Hà Đông đầu quân lâu năm, công vụ cần mẫn nên đề bạt làm quyền Đội trưởng Đội tả thủy vệ Quảng Nam số 1, giao bằng cấp “Soái đội, tùy cai quản Hoàng Sa”.
Sắc phong “Soái đội Hoàng Sa” được những người am hiểu chữ Hán ở địa phương và sư Thích Chánh Huệ - trụ trì chùa Kỳ Viên dịch ra chữ Việt. |
Cùng với chỉ dụ của quan Tuần phủ Nam Nghĩa (đứng đầu 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi) cử ông Lê Văn Ước làm Đội trưởng Đội tả thủy vệ. Phổ ý phái nhất tộc Lê còn lưu một chỉ dụ nữa của quan Tri phủ huyện Hà Đông.
Theo đó, chỉ dụ này căn cứ lệnh cấp trên đã phê giấy chứng nhận giao Đội trưởng Đội tả thủy vệ Lê Văn Ước tuyển mộ thủy quân lấy vải đỏ may cờ nhỏ, trên đó viết dòng chữ “Hà Đông Tiên Giang Đoàn Dân Dũng”.
Theo ông Lê Đức Dũng - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ, Quảng
Như vậy, có thể khẳng định dưới triều Nguyễn, tại Quảng Nam đã hình thành lực lượng thủy binh để bảo vệ bờ cõi trên biển và đã từng có những người con Quảng Nam cùng Quảng Ngãi ra bảo vệ Hoàng Sa.
Trong một văn bản cổ khác đang lưu giữ tại nhà thờ tộc Lê này cho thấy, trong chiếu dụ của quan Tri phủ huyện Hà Đông (viết năm Tự Đức thứ 11, năm 1859) về việc mộ thủy binh như sau: Dưới đội thì đội trưởng có quyền mộ binh trong thôn xã để thành lập. Dưới hạt là các thôn, xã, tùy thực tế mỗi nơi châm chước mà quy định tuyển 50, 60 hoặc trên 40 người làm tiểu đoàn; mỗi tiểu đoàn bố trí một đoàn trưởng, lựa chọn thế nào có thể thu phục được họ.
Quy thúc 5 tiểu đoàn có tên theo thứ tự sẽ thành 1 đại đoàn… Phân tác khí giới tùy theo trong dân, có kiếm sắt hoặc dao rựa sửa đổi để dùng đều có thể được. Bình thường lực lượng này là tự vệ hương thôn, ngày tập luyện võ nghệ, đêm tuần phòng nhưng nếu có công văn lúc cần lập tức xuất binh.
Với phát hiện mới nhất này, có thể khẳng định, những người con tộc Lê nói riêng và người dân Quảng