Nữ đại sứ UNICEF Emmanuelle Béart

Thứ Tư, 07/12/2005, 07:18

Khác biệt những ngôi sao Hollywood với đầy rẫy những thói ăn chơi bừa bãi và những bê bối tình ái rùm beng, các ngôi sao rất nổi tiếng này chọn cho mình một con đường đi, đó là tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho người nghèo đói và bệnh tật tại các nước nghèo trên thế giới.

Giống như Audrey Hepburn, Shakira, Mia Farrow, Susan Sarandon... và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, Emmanuelle Béart là một phần trong đội ngũ gây nhiều chấn động: đội ngũ các đại sứ của UNICEF. Toàn bộ khoảng 200 nhân vật của giới trình diễn được tuyển mộ để làm cho thế giới  nhạy cảm hơn về quyền lợi trẻ em. Một số người thậm chí có cả tước vị đại diện quốc tế và luôn mang theo hộ chiếu ngoại giao.

Jacques Hintzy, Chủ tịch UNICEF nói: “Chúng tôi luôn mong những ngôi sao nổi tiếng tình nguyện phục vụ lâu dài. Họ giỏi hơn những chuyên gia hoạt động cho các tổ chức nhân đạo, vì họ biết làm chứng bằng những lời nói đơn giản và đầy cảm xúc. Những lá thư mời gọi gửi cho các nhà hảo tâm đôi khi được ký bởi những người đỡ đầu nổi tiếng này”.

Đối với giới truyền thông, tác động tích cực của họ còn rõ nét hơn: bị xiêu lòng trước lời mời của ngôi sao, các nhà báo đến dự các buổi họp báo đông gấp đôi. Còn về các vị có quyền lực của thế giới này, họ dường như cũng nhạy cảm trước nét đáng yêu của các VIP. Như trường hợp của Emmanuelle Béart, khi được UNICEF phái đến Mali, cô đã thuyết phục được người đứng đầu nhà nước bãi bỏ các loại thuế hải quan đánh vào lượng mùng mền và thuốc trị sốt rét ngã nước nhập khẩu.

Tại UNICEF, các ngôi sao hoạt động không mệt mỏi. Ngay từ năm 1953, vị đại sứ đầu tiên chính là chàng diễn viên Mỹ Danny Kaye, tiếp đó là Audrey Hepburn. Anne Fouchard, Giám đốc Ban Thông tin cho biết: “Audrey Hepburn có những đức tính mà công việc của đại sứ đòi hỏi, đó là sự nhạy cảm và sự nổi tiếng rộng rãi. Một nữ đại sứ vừa phải có khả năng hiểu và chấp nhận những nghi ngờ phiền phức (như số tiền dành cho việc giải trừ vũ khí của các trẻ em làm lính), vừa có khả năng gánh lấy một sứ mệnh chính trị. Như trường hợp của Emmanuelle Béart, vì quá bênh vực những kẻ không giấy tờ tùy thân và không có chỗ ở ổn định, cô đã mất một hợp đồng quảng cáo với hàng triệu USD. Hơn nữa, chúng tôi đôi khi phải thi hành sứ mạng trong những điều kiện khắc nghiệt.

Ngôi sao nổi tiếng của điện ảnh Pháp Emmanuelle Béart từ năm 1996 đã thay mặt cho UNICEF để bênh vực quyền lợi cho trẻ em. Tháng 6/2005, “vị đại sứ thiện chí” xinh đẹp này đã sang Kenya, trong khuôn khổ chiến dịch quốc tế “Trẻ em và SIDA” do UNICEF phát động. Trước khi đi Mỹ để đóng phim với Harvey Keitel, Emmanuelle Béart đã tiết lộ những sự thật hiển nhiên về một đất nước châu Phi cần được cứu giúp.

- Tại sao cô sang Kenya?

Những ngôi sao tiêu biểu của Tổ chức UNICEF

1. Audrey Hepburn: Lòng tận tuỵ mẫu mực của cô dành cho tổ chức này không bao giờ giảm, kể cả khi Hepburn bị bệnh.
2. Shakira: Cô ca sĩ 26 tuổi này là nhân vật trẻ tuổi nhất hoạt động cho UNICEF.
3. Jessica Lange: Hai vấn đề ưu tiên của cô là đấu tranh chống SIDA và đấu tranh cho việc chích ngừa.
4. Susan Sarandon: Tham gia tình nguyện từ năm 1999, cô diễn viên này nổi tiếng qua những bức ảnh gây xúc động lòng người tại nơi cô đến làm việc.
5. Mia Farrow: Người nữ diễn viên chiến đấu rất nhiều cho việc trừ bệnh bại liệt.
6. Nana Mouskouri: Nói được 6 thứ tiếng, cô là người phát ngôn lý tưởng cho UNICEF.

- Để làm chứng một cách mạnh mẽ về những tác hại của SIDA, cần phải nhìn tận mắt. Tôi biết là mỗi năm có 30.000 trẻ em Kenya chết vì SIDA. Nhưng chỉ khi đến nơi đó, vào trong các dưỡng đường, trong các khu ổ chuột, tôi mới thật sự ý thức được sự rộng lớn của thảm kịch. Trẻ em không chỉ bị bệnh, mà còn bị đói, một số phải bán dâm để sống sót. Trong một căn nhà đổ nát, có 3 đứa trẻ sống với nhau, và cô chủ gia đình mới 12 tuổi! Đối với cô bé này, không có chuyện đi học, em còn phải kiếm tiền để nuôi sống 3 miệng ăn. Một hôm, tôi gặp Brit 9 tuổi trong trại mồ côi, em níu tay tôi và cho tôi xem ảnh cha mẹ em, họ chết vì SIDA. Như nhiều trẻ em khác, em bị mẹ lây nhiễm từ khi mới sinh, nhưng em có may mắn được săn sóc. Đây là một ngoại lệ: tại Kenya, trong số 12.000 trẻ em mắc bệnh SIDA, chỉ có vài ngàn em được điều trị HIV. Một sự điều trị có lựa chọn, vì việc điều trị cho một đứa trẻ đắt gấp 10 lần so với người lớn.

- Làm việc cho UNICEF, sứ mạng nào ghi đậm dấu ấn nơi cô nhất?

- Với những đứa trẻ làm lính ở Sierra- Leone và những bé gái bán dâm tại Thái Lan, không có hoàn cảnh nào ít tuyệt vọng hơn hoàn cảnh nào... Nhưng điều gây sốc cho tôi tại Kenya, chính là việc người ta để cho trẻ em phải chết chỉ vì lý do duy nhất là tài chính! Đối với các công ty dược phẩm, việc sản xuất thuốc men cho trẻ em không mang lại đủ lợi nhuận, vì thế họ ít đầu tư vào đó. Và việc sản xuất các phương thuốc bán rộng rãi, rẻ tiền hơn, lại bị gây phiền nhiễu bởi Tổ chức Thương mại thế giới để phòng giữ các phòng thí nghiệm khỏi sự cạnh tranh kinh tế. Do đó, việc thiếu thuốc dành cho trẻ em tại đây là điều hiển nhiên. Tôi đã thấy nhiều bác sĩ phát từng gói thuốc cho người lớn, nhưng lại cho trẻ em từng mẩu nhỏ, vì sợ quá liều lượng(?).

- Tại sao chuyến đi sang Kenya này là sứ mạng cuối cùng của cô?

- Trong 10 năm qua, vai trò của tôi là làm chứng, là đặt những câu hỏi, có thể là rất ngây thơ nhưng rất cơ bản: Cộng đồng quốc tế phải làm gì cho phụ nữ và trẻ em nạn nhân của nghèo đói, của dịch bệnh, của các cuộc xung đột quân sự? Bây giờ đến lượt một ai đó sẽ chu toàn sứ mạng nối kết liên lạc với thế giới này. Nhưng việc ngưng nghỉ này không ngăn trở tôi tiếp tục đấu tranh cho các quyền lợi khác, chẳng hạn như chuyện nhà ở, cho dù được phổ biến qua phương tiện truyền thông hay không. Tôi đã bắt đầu chiến đấu cho đoàn kết - trẻ em - SIDA... khi mới 19 tuổi. Công tác tình nguyện là một phần của đời tôi

Minh Thu (theo Femme Actuelle)
.
.
.