Nhà thơ Thu Bồn: Người lính viết những trường ca
Tôi sống cùng cơ quan với nhà thơ Thu Bồn nhiều năm. Nhắc tới Thu Bồn, ngoài những kỷ niệm, ngoài thơ và tiểu thuyết, tôi nhớ đến những trường ca. Năm 1999, Thu Bồn có tặng tôi một tuyển tập trường ca của riêng ông. Một tuyển tập trường ca đồ sộ, cộng thêm cả những lời tự bạch về nghề, về mình, dày 500 trang. Bìa ngoài tập sách là ảnh tác giả và kèm theo dòng chữ: Kính tặng Tổ quốc 2000 năm.
"Bài ca chim Chơrao" là trường ca đầu tay Thu Bồn viết năm 1963 (được giải thưởng văn học Bông Sen của Hội Nhà văn Á Phi 1973) và cũng là trường ca đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trường ca này Thu Bồn viết theo lối truyền thống, có cốt truyện, có nhân vật. Người đọc bị cuốn hút, rung động bởi lối dẫn chuyện, bởi nhịp thơ, bởi ngôn ngữ, hình tượng. Ở những trường ca khác, Thu Bồn không chịu đi theo lối mòn, ông có một cuộc cách tân bứt phá, tự vượt lên mình. Bứt phá cả trong cách cấu trúc, trong thể loại thơ, trong cách biểu đạt...
Trường ca Thu Bồn nói về quê hương, đất nước, về mẹ, về cuộc chiến tranh thổi dọc đời mình. Từ hồi nhỏ, Thu Bồn đã là thiếu sinh quân, vào chiến trường miền
Sau hòa bình năm 1975 được mấy năm, Thu Bồn lại khoác ba lô đi theo đoàn quân tình nguyện Việt
Qua năm tháng rừng già thay lá
ve như rang khô khốc những luống cày
tôi bỗng nhớ các anh trong đất ngủ
người tình nguyện quân ngã xuống nơi này
(Campuchia hy vọng)
Trong những chuyến đi nằm vùng nhiều ngày, Thu Bồn hiểu thêm về đất nước, về con người Campuchia. Ông ca ngợi dòng sông, đỉnh núi và những tượng đá, đền đài tạc vào thế kỷ...
Tôi muốn dẫn chứng nhiều câu hay, đoạn hay mà tôi nhớ, tôi thuộc trong những trường ca của Thu Bồn. Cùng với thể loại thơ tự do, thơ văn xuôi, Thu Bồn còn sử dụng các loại thơ khác trong trường ca. Ngoài “Bài ca chim Chơrao”, “Quê hương mặt trời vàng”, “Campuchia hy vọng”, “Oran 76 ngọn”, các trường ca khác của Thu Bồn như: “Chim vàng chốt lửa”, “Người gồng gánh phương Đông”, “Badan khát”... đều có những đoạn hay, câu hay, đều có những khám phá sáng tạo.
Thu Bồn quan niệm về trường ca là một kiến trúc tổng hợp của thơ ca. Với kinh nghiệm của bản thân, ông tâm sự: "Trong thơ trữ tình, khuynh hướng hiện thực cũng được phản ánh, nhưng tính lãng mạn hầu như bao trùm và có những lúc bị quằn lại trước những hiện thực dữ dội. Thơ trữ tình thường né tránh những đề tài quá ư phức tạp trong đời sống và nếu có thể hiện thì phần nhiều sử dụng phương pháp lãng mạn. Trường ca có thể xông vào hiện thực cuộc sống với tất cả sức mạnh của nó, giống như một người công binh đào hầm lại có đủ cả xẻng, cuốc, khoan máy, thuốc nổ... Trường ca dám xông vào những chỗ hắc búa, những vỉa đá ngầm của cuộc sống...".
Bây giờ ông đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng qua những trường ca, tôi vẫn hình dung ra ông rất rõ, tôi vẫn nghe tiếng chim Chơrao, tiếng gió thổi trên nóc rừng, tiếng suối tiếng thác, tiếng dòng sông ì ầm dội lại..