Một cuốn sách mới về lý luận phê bình điện ảnh
Sách được chia làm 3 phần. Trong phần đầu "Điện ảnh Việt
Nhiều vấn đề có tầm vĩ mô như bảo hộ, phát triển điện ảnh thời hội nhập, công nghiệp điện ảnh, xã hội hóa điện ảnh, đào tạo nhân lực cho điện ảnh, cổ phần hóa hãng phim nhà nước... được xem xét, phân tích, bàn luận, đề xuất, kiến nghị... cùng và bên cạnh nhiều vấn đề vi mô như tiền lương, thu nhập cho người làm phim, "tuổi nào phim ấy", giải pháp cho mối quan hệ sản xuất - phát hành - chiếu bóng...
Còn trong phần tiếp theo "Đổi mới và hội nhập trong làm phim", tác giả tập trung tới các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, khuynh hướng, phong cách làm phim cũng như phân tích, phê bình các bộ phim cụ thể theo các chủ đề. Với cách viết giàu chất nghiên cứu, tác giả chọn bàn về tính hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh, những vấn đề về phim hài; đồng thời với việc nêu ra cái đích mới của phim Tết những năm gần đây người viết đã dành nhiều thiện cảm khi biểu dương "một thứ điện ảnh trẻ"...
Và phần cuối cùng, góp phần tạo nên sự khác biệt của cuốn sách này với các cuốn khác về lý luận phê bình điện ảnh là các bài viết có tính văn học nhiều hơn, dưới cái tên "Tùy bút điện ảnh", không chỉ thêm một cách viết về lý luận phê bình nói riêng mà còn đem lại sự tươi mát, trẻ trung cho cuốn sách…
Tập trung cho vấn đề của Điện ảnh Việt Nam thời hội nhập, các vấn đề, chủ đề, đề tài... được nêu trong cuốn sách đều liên quan ở các mức độ khác nhau, khi trực tiếp khi gián tiếp, khi là đối tượng bàn luận khi là cái cớ để khảo sát, phân tích... nhưng là những nội dung không thể tách rời.
Cuốn sách được thực hiện bởi tác giả là một người được đào tạo về điện ảnh học ở Trường VGIK (Liên Xô cũ), có nhiều năm và hiện tiếp tục tham gia hoạt động ở lĩnh vực lý luận phê bình và đào tạo về điện ảnh. Vì thế, trong lời giới thiệu sách, NSND, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã viết: "Tin rằng cuốn sách này sẽ có được ý nghĩa nhờ một tiếng nói riêng. Nhất là nếu cái riêng ấy có được một phần bởi "tính hài hòa" của nó, trong mối tương quan với các vấn đề điện ảnh được lựa chọn nghiên cứu, trong mức độ nhất định về sự hữu ích, cũng như trong sự thể hiện qua nội dung và hình thức của cuốn sách nữa..."