Hội diễn sân khấu kịch nói 2012, mừng ít, băn khoăn nhiều
Câu hỏi da diết và cực kì quan trọng này sẽ được trả lời sau hai tuần sân khấu cả nước sáng đèn tại Huế. Song phải nói so với các hội diễn trước đây, điều mừng đầu tiên là hầu hết các đơn vị sân khấu tên tuổi trong mọi thành phần xã hội đã về dự trong tư thế tự tin, nhiệt tình với những kịch mục phong phú, nhiều màu sắc.
Điều mừng nữa là trong sự oi ả, và có thể nói kém sự chủ động, khởi sắc của sân khấu phía Bắc vốn ngưng đọng ở những đoàn, nhà hát kịch quốc doanh thì hội diễn kịch nói sân khấu kì này làng sân khấu phía Bắc đã có không ít đơn vị có nhiều yếu tố xã hội hoá đã đến hội diễn với một sự tự tin và hưng phấn bằng những kịch mục tươi mới.
Bên cạnh Nhà hát kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, các đoàn kịch địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định… hội diễn kịch nói kì này có sự tham gia của các đơn vị đang hoạt động dướii hình thức câu lạc bộ năng động, đầy biến báo và sáng tạo như Trung tâm Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Hội sân khấu Hà Nội, Trung tâm văn hoá tỉnh Thái Nguyên…
Chỉ đọc qua tên vở các đơn vị mang về hội diễn sân khấu kịch nói năm 2012 thì thấy nổi lên điều băn khoăn đáng báo động. Đó là quá nhiều kịch bản cũ, có tuổi đời khá cao mặc dù cũng chưa thể xem các kịch bản này có chất lượng vượt trội .
Trong số 27 vở diễn về Hội diễn sân khấu năm nay có tới già nửa được dàn dựng trên nền các kịch bản đã quá cũ. Nếu các đơn vị sân khấu của phía Nam, nhất là các đơn vị sân khấu tư nhân cố gắng đi tìm các kịch bản mới để dàn dựng làm tiết mục tham gia hội diễn thì sân khấu phía Bắc chỉ trừ Nhà hát kịch Hà Nội, Đoàn kịch nói Quảng Ninh, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng kịch bản mới, còn đa số các nhà hát có thương hiệu ở phía Bắc “đều bổn cũ xào lại”. Các kịch bản này ít thì có tuổi thọ gần chục năm. Nhà hát kịch Việt Nam mang về hai vở diễn trên nền hai kịch bản quá cũ là “Chia tay hoàng hôn”, “Đi tìm điều không thể mất”; Đoàn kịch nói Nam Định với “Khoảng trống”…
Điều băn khoăn thứ hai là hội diễn sân khấu kịch nói năm nay vẫn thiếu vắng quá nhiều tiếng cười. Hầu hết các vở diễn đều nằm trong thể loại chính kịch mà không thấy có vở hài kịch nào theo đúng nghĩa của nó. Vì chỉ nhìn vào kịch mục đã thấy một âm hưởng nặng nề. Mặc dù trại sáng tác kịch bản hài do HNSSK ở Nha Trang tháng 5 vừa qua có không ít kịch bản hài có chất lượng. Do đó tiếng cười của hội diễn nếu có chỉ là sự khéo léo nằm trong các trò, mảng miếng của đạo diễn.
Đứng về mặt nghệ thuật kịch bản, có lẽ chỉ với kịch bản “Những mặt người thấp thoáng” của nhà văn Xuân Đức, “Huyết lệnh” của Phạm Dũng, “Giếng thơi trong lòng phố” của Chu Thơm còn thấy ít nhiều chất sáng tạo và những thủ pháp cách tân, còn đa phần các kịch bản đều không thoát khỏi đường mòn, đơn điệu trong cấu trúc kịch bản, ngôn ngữ đối thoại. Không phải ngẫu nhiên đây là hai kịch bản đoạt giải nhất, nhì trong cuộc thi do HNSSKVN tổ chức trong hai năm 2010- 2011.
Có thể nói, sân khấu phía