Hoàng Lệ Mật, ông tổ nghề rắn
Tại làng này còn lưu truyền câu chuyện nói về chàng trai họ Hoàng, được gọi là Hoàng Lệ Mật không ham danh lợi, hết lòng vì dân làng và trở thành ông tổ nghề rắn ở Việt Nam.
Chuyện kể rằng: Vua Lý Thánh Tông (1028 – 1054) có nàng công chúa xinh đẹp, đi thuyền dạo chơi trên sông Đuống, chẳng may thuyền bị đắm và công chúa bị chết mất xác. Vua ban truyền, ai vớt được xác công chúa sẽ được thưởng lộc và phong tước. Biết bao nhiêu người lao xuống sông tìm kiếm nhưng không thấy, chỉ có chàng trai họ Hoàng ở làng Lệ Mật tìm được.
Vua y lời, ban tước, bạc vàng mà chỉ xin vua cho dân làng Lệ Mật và các làng lân cận được sang khai khẩn vùng đất phía Tây Thăng Long. Vua chấp thuận. Từ đó, nhân dân làng Lệ Mật và cả khu vực Gia Lâm đã sang khẩn hoang lập ấp ở bên kia sông Nhị, lập thành khu thập tam trại (mười ba trại).
Hoàng Lệ Mật giỏi nghề sông nước, lại bắt rắn rất tài. Ông đã truyền cho dân chúng nghề bắt rắn và cách chế biến các món ăn ngon từ thịt rắn. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng.
Hằng năm, vào ngày 23/3, dân làng Lệ Mật tổ chức lễ hội tưởng niệm Thành hoàng với những nghi thức rất trang trọng. Nổi bật là hình nộm một con rắn khổng lồ, tượng trưng cho thủy quái. Một phụ nữ xinh đẹp được chọn đóng vai công chúa. Các thanh niên to khỏe làm những động tác tiêu diệt thủy quái, cứu công chúa