Hậu trường phim “King Kong”

Thứ Năm, 26/01/2006, 07:49

Phần lớn cảnh phim là những hiệu ứng kỹ thuật số đặc biệt. Phông nền thành phố New York lúc mở màn và kết thúc phim thực ra được quay trên một cánh đồng của vùng Seaview rộng 2 hécta, cách studio vài kilômét. Êkíp của đạo diễn Jackson đã dùng những tấm hình cũ và các thước phim thời sự để tạo ra 6 con phố với những tòa nhà một tầng. <

Tác động của Jackson, người đã tạo ra phim trường Jacksonville, người từng đoạt giải thưởng của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ, lớn đến nỗi 10% trong tổng số 163.000 dân ở Wellington đã tham gia một phần công sức vào bộ phim 3 tập “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, và gần đây nhất là phiên bản mới đầy tham vọng của bộ phim "King Kong" cổ điển của năm 1933, với sự diễn xuất của Adrien Brody - ngôi sao đoạt Giải thưởng của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ - và nữ diễn viên điện ảnh Australia Naomi Watts.

Câu chuyện về “King Kong” đã đeo đuổi Jackson từ nhiều thập niên qua: Lần đầu tiên ông được xem phim nguyên gốc vào năm 9 tuổi và ngay lập tức bị cuốn hút vào một thế giới lẫn lộn của trí tưởng tượng, những chuyến phiêu lưu mạo hiểm và sự huyền bí. Từ đó nung nấu trong ông niềm khát khao được trở thành nhà làm phim.

Còn giờ đây, Jackson cùng với đối tác Fran Walsh, nhà viết kịch bản phim Philippa Boyens, nghe nói là đã được trả đến 20 triệu USD để đạo diễn, sản xuất và viết lại bộ phim “King Kong” theo môtíp mới phóng tác từ “Người đẹp và con quái vật”, và họ sẽ nhận được cổ phần lợi nhuận từ doanh thu phim.

Jackson tiết lộ: Cách thức làm phim của ông khác hẳn với trào lưu làm phim bây giờ: Đó sẽ là một bộ phim phiêu lưu mạo hiểm ngây thơ với nhiều yếu tố thần thoại và sự bay bổng của trí tưởng tượng. Dựa trên tiểu thuyết nguyên gốc của nhà văn Meria C.Cooper và Edgar Wallace, khung cảnh sẽ mở ra tại New York, nơi nữ diễn viên điện ảnh đang thất nghiệp Ann Darrow (do Naomi Watts đóng) được nhà làm phim đầy tham vọng Carl Denham (do Jack Black đóng) mời gia nhập thủy thủ đoàn của ông cùng với một nhà viết kịch bản (do Adrian Brody đóng) xuất phát trong một hành trình đến đảo Đầu lâu. Thế nhưng, con tàu của họ bị mắc cạn và mắc kẹt lại hòn đảo âm u đầy ám khí này - nơi phụ nữ bị hiến tế và quái vật King Kong sống trong nỗi cô đơn thống khổ.

Giống như trong tiểu thuyết nguyên bản, Jackson đã đưa bối cảnh bộ phim vào năm 1933, lúc mà về mặt lý thuyết, các con tàu hoàn toàn có thể đi lạc vào một hòn đảo bí mật, hoang vu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là ông đã lưu lại quang cảnh biểu tượng của quái vật King Kong bị máy bay 2 tầng kiểu cổ xưa tấn công trong lúc nó trèo lên đỉnh tòa nhà Empire State Building.

So với vũ khí và máy bay hiện đại ngày nay thì King Kong không có lấy một cơ hội để sống còn. Tuy nhiên, phần lớn cảnh phim là những hiệu ứng kỹ thuật số đặc biệt. Phông nền thành phố New York lúc mở màn và kết thúc phim thực ra được quay trên một cánh đồng của vùng Seaview rộng 2 hécta, cách studio vài kilômét. Êkíp của đạo diễn Jackson đã dùng những tấm hình cũ và các thước phim thời sự để tạo ra 6 con phố với những tòa nhà một tầng. Các tầng lầu trên, kể cả tòa nhà Empire State, đều được “nâng cấp” bằng kỹ thuật số. Vì Jackson rất thích sáng tạo ra những con quái vật (và cũng vì lợi ích kinh tế thu được từ việc bán các mô hình làm bộ sưu tập), nên đảo Đầu lâu tràn ngập những sinh vật kỳ lạ và nguy hiểm.

King Kong đã đánh nhau với khủng long bạo chúa Rex; những thủy thủ đắm tàu bị lạc vào giữa một bầy khủng long ăn cỏ đang tháo chạy tán loạn; những loại bò sát hung ác tấn công không báo trước và những con dơi khổng lồ đột kích từ trên không. Trong lúc mọi thứ diễn ra suôn sẻ theo ý định của đạo diễn, thì vấn đề đau đầu nhất là diễn viên chính... King Kong! Phiên bản kỹ thuật số đầu tiên của King Kong bị loại bỏ vì nó trông giống như một lực sĩ thể hình bơm steroid. Vì vậy, Naomi phải đóng phần cảnh của mình trên phông nền màu xanh biển, hoặc phải diễn tả cảm xúc của mình dành cho... một cái đầu khổng lồ của King Kong, hoặc đóng chung với nam diễn viên người Anh Andy Serkis.

Những động tác của anh sau này sẽ được đưa lên máy tính kỹ thuật số hiệu chỉnh lại, như điều anh đã từng thực hiện cho vai Gollum trong phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Naomi phải thực hiện nhiều cảnh chạy trốn với nỗi kinh hoàng trong đảo Đầu lâu, phía sau là King Kong đuổi theo sát nút và cây cối rậm rạp quật vào người cô. Thực ra, "rừng rậm" chỉ là một vài mét dây leo, tán lá được làm bằng sợi polystyrene, cao su và những cây mô hình nho nhỏ trên nền âm thanh sống động, khi King Kong được gia cố thêm vào cùng những hiệu ứng đặc biệt thì khán giả cứ tưởng rằng đây là một cuộc đuổi bắt ngoạn mục và hồi hộp giữa rừng xanh hoang dã.

King Kong và người đẹp Ann là hai linh hồn lưu lạc giữa chốn hoang sơ. Họ cần phải tin cậy vào nhau. King Kong là quái thú dữ tợn và hung hăng, nhưng nó cũng có nhiều đức tính dễ thương, biết ra tay nghĩa hiệp bảo vệ và che chở cho Ann. Đây cũng là lần đầu tiên trái tim của nó biết xôn xao trước một sinh vật khác. Nhưng nó không chết vì bị máy bay tấn công, mà chết vì cái đẹp - đó chính là đường dây xuyên suốt làm cho bộ phim của Jackson trở thành một chuyện cổ tích thần thoại..

Thuý Hân (Theo Reader's Digest)
.
.
.