Duyên phận sông Hương
Lại nữa: Lạ lùng cái tiếng dạ thưa của người con gái xứ Thần Kinh cứ như thừng buộc thắt mãi vào lòng du khách. Chả trách xưa, những ông quan ở xứ Bắc Hà hay tận mênh mang vùng mở cõi phía
Lênh đênh một chiếc thuyền nan
Một cô gái Huế, một quan đại thần
Rồi anh học trò vào kinh ứng thí nữa cũng hơn một lần dùng dằng duyên nợ với người con gái sông Hương:
Học trò trong Quảng ra thi
Gặp cô gái Huế muốn đi chẳng đành...
Nhạc sĩ Văn Cao tài danh quê Bắc cũng từng đắm mình trước địa danh này để chẳng thể nguôi về con sông Huế, về người con gái Huế:
Em cạn lời thôi, anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh
Với Thu Bồn thì hơn cả nỗi tương tư khi phải xa sông Hương đã phải thốt lên:
Anh trở về hóa đá phía bên kia...
Và nhà thơ đã nhận ra nét cốt nhục của lòng mình trong Huế nơi con sông giàu tâm tưởng này:
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu...
Tôi có được - Bắc được thì đúng hơn - một buổi sáng đứng nơi chùa Thiên Mụ nhìn xuống bát ngát sông Hương nghe một người con gái Huế nói về thành phố thương yêu của mình. Thú thật, chưa bao giờ tôi được nhìn thấy sông Hương đẹp đến thế và nghe một giọng Huế hay đến thế. Thiên nhiên của sông Hương đã hớp mất hồn tôi hay tiếng Huế đã như một dây âm thanh vô hình níu giữ hồn tôi. Tự hỏi mà chẳng dám trả lời. Cũng như bây giờ khi phải xa Huế, thỉnh thoảng vẫn nhớ về thấp thoáng dịu mềm một dải sông Huế trải dài dặt dìu, bổng trầm những giai điệu Huế là tâm hồn tôi lại ngẩn ngơ, tiếc nuối như kẻ vừa để mất điều gì quý lắm.
Tôi là người phải lòng Huế. Mà đâu chỉ riêng có một tôi. Ai từng qua Huế, dù chỉ một lần thôi mà không thấy vấn vương mới là chuyện lạ. Huế có nhiều điều để ta chẳng thể quên. Với tôi, con sông Hương sớm ấy và giọng Huế đượm vàng màu nắng thiền cổ kính nơi chùa Thiên Mụ sớm ấy man mác đến khôn nguôi.
Mỗi người đều có cách riêng của lòng mình để yêu Huế. Chẳng phải vô tình mà nhân loại gắn lên màu tím áo Huế một Thẻ ngà di sản. Nay thiên hạ lại muốn đặt lên dòng sông Huế một biểu tượng chất lượng nữa để Việt
Duyên phận sông Hương đang được luận bàn. Người hữu trách của Thừa Thiên - Huế cũng đã lên truyền hình thưa chuyện cùng đồng bào cả nước.
Bảo tồn và phát triển là hai vế của một vấn đề với Huế hôm nay. Ai đó nói cùng bảo tồn cùng phát triển. Có người lại nghiêng về bảo tồn mà nhẹ chuyện phát triển. Đã là di sản thì phẩm hạnh của nó phải nguyên trạng. Đây là một bài toán khó đối với một xứ nghèo. Đã không ít lời bàn ra tán vào về dự án xây khách sạn ở đồi Vọng Cảnh. Báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực về chuyện này. Nay lại đến chuyện sông Hương, một con sông vào loại đẹp nhất nhì đất nước ta.
Sông Hương trải giữa lòng TP Huế. Sông có nguồn từ dải Trường Sơn trong mát chảy về và đổ nước ra biển ở cửa Thuận An. Thành phố Huế dài và rộng ra theo hai bờ sông Hương với khu lăng tẩm của các vua chúa đời Nguyễn ở bờ hữu cùng nhiều tên đất, tên làng, tên phố mà khi nghe đến ta đã thấy đậm đà hương vị Huế như Đông Ba, Gia Hội, Vỹ Dạ, An Cựu, Nam Phổ...
Sông Hương chia Huế ra làm hai phần. Bờ Bắc là thành quách lâu đài cổ cùng các phường buôn bán cũ, bờ
Thiên hạ ngày càng nhiều người náo nức đến Huế để chiêm ngưỡng và tụng ca một giá trị văn hóa, một cảnh sắc thiên nhiên. Người ta đã nhìn thấy nhan sắc của một vùng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của Việt
Người Huế còn nghèo, cho nên nhiệm vụ vượt nghèo chẳng thể là chuyện không quan trọng. Nhưng chẳng thể để sông Hương không lên ngôi mỹ nhân cùng những mỹ nhân giang khác của thế giới. Khó là vậy đấy. Thật là không dễ phân xử khi một bên là một bát cơm nuôi sống và một bên là một bông hoa làm đẹp. Bữa ăn ta rất cần và vẻ đẹp tinh thần ta cũng chẳng bao giờ từ chối. Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Hai nhiệm vụ này là cặp song sinh ở những vùng di sản. Nên song hành hay cái trước cái sau? Việc này đang trông chờ ở tầm hoạch định minh mẫn của những người hữu trách của Huế, của quốc gia.
Với tôi, kẻ yêu Huế tận đáy lòng, chỉ muốn Huế sớm có một kế hoạch tổng thể, chi tiết và một đầu tư thiết thực để thành phố thành một địa danh đích thực của lễ hội, của văn hóa tầm khu vực, tầm châu lục và tầm thế giới. Thiên hạ sẽ nô nức ngày một nhiều theo nhau về đây thưởng ngoạn và người Huế cũng nhờ sự tấp nập này mà nâng cao đời sống và tăng trưởng từ các dịch vụ du lịch.
Nên chăng, sự phát triển của Huế là sự đi lên từ một nền công nghiệp không khói mang tính quy củ và hợp lòng người trong một thương hiệu du lịch giàu bản sắc, giàu sức hút du khách với những đầu tư thích đáng và kịp thời của những người yêu Huế và có trách nhiệm với Huế