Chiều cuối năm với nhà văn Đỗ Chu
Và câu chuyện ông nói có vẻ nhuốm một chút buồn, nhưng lại là cái buồn tích cực, cái buồn lạc quan, để ta thêm hy vọng vào một năm mới với nhiều tín hiệu tốt lành có thể đang đến gần chăng?
- Thưa nhà văn Đỗ
+ Cảm tưởng của tôi khi nhìn vào những con số thông kê trên báo chí thì thấy mọi việc đều ổn cả. Nhưng nếu nhìn kỹ vào chất lượng của mỗi ngày sống thì lại thấy đây là một năm rất gian nan với đất nước mình, đặc biệt là những khó khăn mà đồng bào miền Trung đã gặp. Lụt lội, đói nghèo, trẻ nhỏ học hành không yên, mà có thể lường thấy tình hình này sẽ còn diễn ra rất lâu dài. Đồng tiền polymer nom mỗi lúc một phôi pha mất đi cái duyên của nó. Như chén nước của bà già ven đường, chị thấy đấy, cũng không còn 1.000 đồng một chén nữa rồi. Tôi ưu tư điều này, thôi thì cứ nói thẳng. Nhiều câu chuyện xảy ra khiến chúng ta không thể an lòng. Tình hình giáo dục, tội phạm, cán bộ tha hóa là những thách thức có thật phương hại tới ngày mai của đất nước. Tôi chợt nhớ, cụ Lê Quý Đôn ngày xưa dặn rằng, cứ nhìn vào 3 điều sau đây để biết thời thế thịnh hay suy: Quan lại có gian tham hay không, binh lính có kỷ cương hay không, và con trẻ nói năng, chữ nghĩa có ngay ngắn hay không...
- Đấy là chuyện xã hội, còn chuyện văn chương của một năm đã qua, theo ông có gì đáng nói?
+ Chuyện văn chương một năm vừa qua chị phải gặp bác Hữu Thỉnh (nhà thơ Hữu Thỉnh - PV) chắc chắn sẽ có một cái nhìn toàn diện và chính xác. Tôi là một nhà văn với chỗ đứng khiêm nhường, rất khó bàn. Nhưng điều này thì có thể nói được luôn. Một nền văn học chỉ được gọi là mạnh khi có những nhà văn lớn. Một nhà văn chỉ được gọi là lớn khi anh ta có tác phẩm lớn. Một tác phẩm chỉ được gọi là lớn khi nó được bạn đọc gần xa trân trọng đón nhận và nó cần phải có một sức sống lâu bền. Cứ cách ấy mà nhìn thì chị thử nghĩ xem chúng ta đã có bao nhiêu tác phẩm được gọi là lớn?
Nền văn học của chúng ta đang ở một đẳng cấp thấp, đấy là một cách nhìn trung thực. Ở trong nước, các tác phẩm văn học mới được đặt lên những "mẹt" sách xoàng xĩnh. Chưa nhìn thấy những tác phẩm đủ tư cách cầm "passport" đi ra thế giới. Nhiều khi cũng biết thế cả mà đành chịu. Càng lún sâu càng hô hoán. Bình càng rỗng càng kêu to. Nhìn vào khuôn mặt anh em nhà văn mình sao vất vả, hấp tấp, đôi lúc mỗ mốt mỗ hai. Trách móc, đòi hỏi nhiều, đổ lỗi cho thiên hạ nhiều. Có một sự thật ở đây là các nhà văn của ta nói chung tầm nhìn, trí lực và tình cảm đều cần có sự xốc lại. Quanh quẩn, nhặt nhạnh thì biên độ sáng tạo, không cứ trong văn học mà trên mọi lĩnh vực nghệ thuật đều không thể rộng được. Cứ tình hình này thì năm mới cứ mới, nhưng nó là cái mới của một chiếc áo cũ lộn ngược. Rồi vẫn "gà què ăn quẩn cối xay" thôi chứ chưa thể trông mong gì. Nhưng chúng ta cần phải làm quen với việc nhìn đúng sự vật. Đấy thực sự là một bản lĩnh sống cần cho tất cả mọi người. Nói những điều này là nói cho cả bản thân tôi.
- Thưa ông, trong nỗi thất vọng về việc văn chương ta quá ít tài năng, liệu ông có thể cho tôi niềm tin bằng cách chỉ cho tôi thấy một vài niềm hy vọng?
+ Phải quá, sao lại không hy vọng. Có rất nhiều sự thật để chúng ta hy vọng vẫn đang tồn tại trong những năm tháng vừa qua. Một người thợ máy chấp nhận mất một cánh tay để cứu đoàn tàu trước cửa ngõ Hà Nội. Một nhà toán học trẻ tuổi Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields là điềm lành đủ an ủi mỗi chúng ta trong những năm tháng tới. Một nhà văn nữ tài năng như Nguyễn Ngọc Tư đủ để chúng ta tin vào một vụ mùa đang đến của văn chương nước nhà.
Nhớ lại khoảng chục năm về trước, nhân hội nghị các nhà văn trẻ, khi đọc mấy truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư tôi đã thông báo ngay rằng, chúng ta đã có một nhà văn đang lội bùn trên cánh đồng Đầm Dơi, Cà Mau. Trong năm vừa qua, đáng mừng là tác phẩm nổi tiếng "Cánh đồng bất tận" của chị đã dựng phim, được dư luận trong và ngoài nước chú ý. Ngoài Nguyễn Ngọc Tư, vẫn có thể kể thêm một số gương mặt nữa.
- Đời sống sáng tác thì như vậy, còn đời sống phê bình văn học thì sao, thưa ông?
+ Về phê bình, ở đây tôi chỉ xin nhắc đến một người, đó là Trần Đăng Suyền. Trong đời sống văn học hôm nay của chúng ta nghĩ cũng lạ, thỉnh thoảng lại thấy có ai đó xưng là nhà văn, nhà phê bình, nhưng hình như không chịu cầm bút. Không cầm bút, không ngồi vào bàn cho nên không có tác phẩm, chỉ thấy lảm nhảm nói năng trong các cuộc họp là tài. Đến một bài viết cho ra hồn còn lười chưa có nổi, nói gì đến một cuốn sách. Như vậy liệu đã có thể xem là lộn sòng, xập xí xập ngầu được chưa? Hổ thẹn lắm mới phải. Nói thế để càng thêm yêu thêm kính những người chân chỉ lương thiện trong nghề này như Trần Đăng Suyền. Anh là người gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam khá muộn, nhưng cầm bút sớm, đã có những bước đi vững chãi nhiều tin cậy, được dư luận chung đánh giá là cây bút có mực chuẩn, có đẳng cấp. Một người có chuẩn bị kỹ lưỡng, có học thức, chuyên cần và khiêm nhường, đấy là những gì tôi biết về anh và đã quý anh.
Mười năm qua Trần Đăng Suyền cho xuất bản ba tập sách dày dặn: Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, chuyên luận, NXB Khoa học xã hội 2001. Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, tiểu luận phê bình, NXB Văn học 2002. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt
Với thời gian, người đọc có thể đặt niềm tin vào những trang văn có sức sống của anh. Trước anh và sau anh đã có và sẽ còn có nhiều người bàn về Nam Cao, một cây bút lớn của văn học ta. Nhưng để hiểu về cuộc đời và tác phẩm Nam Cao thì chỉ cần đọc một cuốn chuyên luận này là đủ tạm yên lòng.
Ở cuốn thứ hai, Trần Đăng Suyền tỏ rõ năng lực phê bình tiểu luận của mình trong khi tìm hiểu các nhà văn đương đại với những tác phẩm cụ thể và anh đã chỉ ra một cách thuyết phục về mối quan hệ mật thiết hữu cơ giữa ba chủ thể, tác giả, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo. Nhiều trang cuốn sách này mang tính lý luận sâu và mới mẻ. Cuốn thứ ba anh Suyền nhìn lại trào lưu văn học hiện thực của Việt Nam phát triển bồng bột trước Cách mạng Tháng Tám với nhiều cây bút xuất sắc, nhiều khuôn mặt kiêu hãnh. Anh đã gọi ra được chính xác những thành tựu xứng đáng được ghi nhận cũng như những hạn chế lịch sử không thể tránh khỏi của nó và anh khẳng định đây là nền tảng vững vàng cho dòng văn học tương lai sắp ra đời.
- Trên báo chí và trên các mạng gần đây rải rác có in thơ của ông. Việc làm thơ hình như không phải Đỗ
+ Nhân tiện nói về văn học mạng thì tôi cũng xin nói luôn, văn chương mạng ở đâu không biết, chứ ở ta đang trong tình trạng ít tin cậy. Còn việc làm thơ đối với tôi trong những năm cuối đời như một thứ chơi. Tôi không thấy có gì hệ trọng. Tuy nhiên, chị biết đấy, trong thực tế đôi khi có những trò chơi lại có thể là sự bắt đầu của một khoa học nghiêm chỉnh. Chẳng hạn trò chơi "trí uẩn" của trẻ con lại là nguồn cơn toán học xác suất. Trong buổi chiều cuối năm, giữa Hà Nội ồn ào đông đúc, tôi muốn nhờ chị gửi tới bạn bè gần xa một bài thơ mà tôi vừa viết, thay cho lời chào mùa xuân: "Người đàn bà/ rảo bước đường Cổ Ngư/ khuôn mặt sáng/ cái cổ cao/ cọng hoa sớm mai/ chiếc làn hôm qua áo xống hôm qua/ bước đi cũ dáng đi cũng cũ/ từ đâu về nào ai hay/ chỉ cây hồ và sóng biết/ đấy là em một thời xa/ tôi chưa kịp nắm tay em/ Hà Nội”.
- Sau tâm sự rất chân thành vừa rồi, ông còn có những dự định gì trong năm mới muốn chia sẻ với bạn đọc?
+ Ngoài hai tập tuyển "Chuyện mùa hạ" và "Lão mai" vừa cho tái bản, tôi đang hoàn thành bản thảo hai tập sách "Nhớ khói" - truyện và "Đường xa"- tùy bút. Tuổi 70 đang gõ cửa rồi, nhưng hình như với tôi đây vẫn chưa phải là những tác phẩm sau cùng của một đời viết thì phải. Tôi xem việc được cầm bút viết những trang văn gửi tới nhân dân mình vừa là một sứ mệnh lại vừa là một hạnh phúc
- Xin cảm ơn nhà văn Đỗ