“ Ba Đình nắng”- Một tư liệu lịch sử bằng âm nhạc
Sự kiện lịch sử này đã được tái hiện trong văn, thơ, hội họa, phim tài liệu, nhưng trong âm nhạc thì đó là bài hát Ba Đình nắng của 2 tác giả: nhà thơ Vũ Hoàng Địch và nhạc sĩ Bùi Công Kỳ.
Sinh thời, có lần Bùi Công Kỳ kể về sự ra đời của bài hát: “Chứng kiến không khí ngày hôm đó – 2/9/1945 - tôi không kìm nén được xúc động. Ai mà không sống trong ngày ấy thì khó có thể hiểu được tâm trạng của tôi cũng như bao người dân Việt. Tôi tự nhủ mình phải viết một bài hát về sự kiện lớn lao này. Về kỹ thuật viết bài hát thì tôi không đến nỗi lúng túng vì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã từng sáng tác bài Hồn Việt
Người nghe đã rất ấn tượng và bị cuốn hút mạnh ở ngay 2 câu mở đầu bài hát trong đó tiết nhạc đầu tiên là một tiếng reo vui đồng thời biểu hiện hình tượng lá cờ đỏ sao vàng của dân tộc đang phấp phới bay trên kỳ đài:“Gió vút lên! Ngọn cờ trên kỳ đài phấp phới. Gió vút lên! Đây bao nguồn sống mới dạt dào”.
Tiết nhạc “gió vút lên” được tác giả viết ngay ở âm khu cao và tiếng vút được hát luyến 4 nốt khiến người nghe tưởng tượng ra tiếng gió mùa thu, đồng thời hình dung lá cờ bay phấp phới, rất kiêu hãnh trên kỳ đài đặt ở vị trí cao so với mặt bằng quảng trường Ba Đình lúc ấy. Có thể nói chủ đề bài thơ của Vũ Hoàng Địch xuyên suốt toàn bộ tác phẩm dồn ở câu thứ 2: Đây bao nguồn sống mới dạt dào. Vâng, từ ngày 19/8 rồi sau đó là ngày 2/9/1945, đất nước ta có một nguồn sống mới thật dạt dào. Đó là toàn thể dân tộc đã đứng lên giải phóng mình thoát khỏi xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do. Chủ đề xuyên suốt đó luôn được tái hiện qua hình tượng lá cờ đỏ sao vàng hiện ra trong bài thơ thành bài hát: “Tôi về đây lắng nghe bao tiếng gọi của mùa thu Cách mạng vàng sao. Tôi về đây trong nắng nhớ thu nào. Sao vàng mọc, muôn sao vàng tung cánh”. Sang đoạn sau của bài hát, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng lại được tô đậm thêm. Có cảm giác như sắc đỏ của quốc kì đã nhuộm thắm cả một không gian rộng lớn, rực rỡ cả thủ đô: “Ba mươi sáu phố phường hôm ấy là những nhánh sông đỏ bóng cờ. Chói lọi sao vàng hoa vĩ đại. Năm cánh xòe trên năm cửa ô”. Năm cánh sao mà xòe trên năm cửa ô thì quả là một tưởng tượng ngoạn mục. Chỉ có người dân của một đất nước vừa thoát khỏi tròng nô lệ, được nghển cổ thở hít bầu không khí tự do mới có thể có được cảm xúc như thế và mới liên tưởng được như thế. Trong câu nhạc trên, Bùi Công Kỳ đã xử lý tiếng cánh ở nốt fa thăng là nốt cao nhất bài (các nốt son chỉ hát lướt), lại quy định ngân tự do. Nếu người hát cảm nhận được cảm xúc và ý đồ của nhạc sĩ sẽ tạo được hình tượng bề thế của một không gian cao, rộng, bao la, kỳ vĩ của 5 cửa ô.
Cách mạng Việt
Ba Đình nắng chỉ có một đoạn nói về Bác, nhưng hình ảnh Người hiện ra rất đậm nét, đã làm nên giá trị của ca khúc lịch sử này: “Bộ ka ki đã bạc với gió sương. Người hiện thân sức mạnh của hòa bình. Nắng Ba Đình đây tia sáng anh linh. Còn ghi lại trên cỏ hoa đang nở. Chiều nay về lòng ta vẫn nhớ. Tiếng Cha già xen lẫn tiếng hoan hô”.
Trong kho tàng ca khúc Cách mạng Việt
Hôm nay, nghe lại bài hát Ba Đình nắng, mặc dù thời gian trôi qua đã rất nhiều năm, đã hơn 2 phần ba thế kỷ, nhưng lòng ta vẫn nguyên vẹn cảm xúc về ngày lịch sử trọng đại nhất của dân tộc, tưởng như vừa mới diễn ra. Có lẽ cũng nên biết đôi điều về người nhạc sĩ đã phổ bài thơ thành bài hát. Bùi Công Kỳ sinh ngày 19/11/1919 tại
Có lẽ rất ít người biết Bùi Công Kỳ là đồng tác giả bài Giọt mưa thu nổi tiếng cùng với Đặng Thế Phong. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có một số ca khúc được người nghe biết đến: Nông dân biết ơn cụ Hồ, Bài ca biên giới, Tây Bắc hát mừng chiến thắng…Sau hòa bình (1954) do bận công tác quản lý liên tục nên ông đã không tiếp tục sáng tác ca khúc. Ông còn là người am hiểu nhiều lĩnh vực biểu diễn như chèo, sân khấu truyền thanh, là tác giả cuốn Nghệ thuật ngâm thơ rất công phu, được giới nghệ sĩ ngâm thơ trân trọng.
Ba Đình nắng của Bùi Công Kỳ và Võ Hoàng Địch đã sống mãi với thời gian như một chứng tích lịch sử bằng âm thanh, mãi mãi còn in đậm trong tâm khảm bao người