Fidel Castro: Từ Luật sư yêu chủ nghĩa Marx đến vị lãnh tụ vĩ đại

Thứ Bảy, 26/11/2016, 17:45

Khi tôi nhận ra lương tâm cách mạng. Tôi đã chủ động hoạt động, đấu tranh vì độc lập dân tộc, nhưng cần phải nói rằng tôi là một chiến sĩ độc lập. Tôi biết rõ nhà tù sẽ trở nên khắc nghiệt đối với bất kỳ ai có tâm sợ hãi, hèn nhát và yếu đuối", cựu chủ tịch Fidel Castro từng cho biết...


Fidel Alejandro Castro Ruz sinh ngày 13-8-1926, một số tư liệu ghi 1927, ở tỉnh Oriente, miền Đông Cuba, con trai của một chủ đồn điền, Angel Castro.

Nhiều tư liệu lịch sử cho biết Angel Castro đến Cuba không một xu dính túi, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn,  phải trải qua sự khinh miệt của giới quý tộc Tây Ban Nha, nhưng cuối cùng nhờ lao động cần mẫn, ông lập ra một đồn điền và Công ty Hoa quả tươi Thống nhất. Khi Fidel trưởng thành, cha của ông đã trở thành một chủ đất lớn.

Fidel là một sinh viên trẻ thông minh, năng động khi học ở Trường dòng  Colegio de Belen Tin kính Chúa Jesus, một cơ sở đào tạo Linh mục Công giáo dòng Tên nổi tiếng ở Havana.

Lãnh tụ Fidel Castro thời kỳ hoạt động cách mạng 1957

Dường như lịch sử đã trao cho Fidel trở thành một nhà hoạt động cách mạng để cứu vớt một dân tộc, khi bắt đầu bước vào Đại học Luật Havana năm 1945, chàng sinh viên trẻ ngay lập tức đắm mình vào chính trị cấp tiến.

Ngay từ những ngày học đại học, Fidel đã có khuynh hướng theo đuổi Chủ nghĩa Xã hội trọn đời. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với báo chí Mỹ vào năm 1981, Fidel giải thích tình cảm ban đầu với lý tưởng Cộng sản “Ban đầu, tôi chỉ có tình cảm với Lý tưởng Cộng sản, chứ chưa nghĩ sẽ gia nhập đảng”.

“Tôi say mê tìm hiểu Triết học Marx. Và vào thời điểm đó, có một số sinh viên Cộng sản đang học Đại học Luật Havana, tôi có quan hệ thân thiện với họ, nhưng khi đó chưa phải là đoàn viên Thanh niên Cộng sản, tôi không phải là một.

Fidel thừa nhận Triết học Marx ảnh hưởng đến nhân cách của ông. “Khi tôi nhận ra lương tâm cách mạng. Tôi đã chủ động hoạt động, đấu tranh vì độc lập dân tộc, nhưng cần phải nói rằng tôi là một chiến sĩ độc lập”.

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên khoa luật, Fidel mở văn phòng luật sư bảo vệ người nghèo và thường kêu gọi quyên góp thực phẩm nhân đạo hỗ trợ cho họ. Năm 1952, ông tham gia ứng cử nghị sĩ Quốc hội của Đảng Chính thống. Nhưng cuộc bầu cử bị dập tắt vì cuộc đảo chính được Batista dàn xếp.

Phản ứng đầu tiên của Fidel đối với chính quyền “ăn cướp” Batisa là kháng cáo pháp lý, tuyên bố hành động của Bastista vi phạm Hiến pháp.

Sau đó, Fidel tập hợp một nhóm sinh viên yêu nước bắt đầu hoạt động Cách mạng, và vào ngày 26-7-1953, ông dẫn đồng đội tấn công trại lính Moncada ở Santiago de Cuba. Nhiều chiến sĩ hy sinh, những người khác bị bắt bao gồm Fidel cùng em trai Raul. Khi bị chế độ độc tài Batista xét xử, Fidel dũng cảm tự bảo vệ cho mình và các đồng chí.

“Tôi biết rõ nhà tù sẽ trở nên khắc nghiệt đối với bất kỳ ai có tâm sợ hãi, hèn nhát và yếu đuối. Tôi không sợ điều đó, vì tôi không sợ cơn thịnh nộ của chế độ bạo tàn giết chết 70 anh em của tôi. Kết án tôi, chẳng có ý nghĩa gì hết. Lịch sử sẽ tha thứ cho tôi”, Fidel khảng khái tuyên bố trước Tòa án của chế độ Batista.

Fidel bị kết án tù 15 năm. Tuy nhiên, dưới áp lực từ các nhà hoạt động cách mạng và nhân dân, Batista quyết định “ân xá” cho ông sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1954 để lừa mị người dân rằng chính quyền Batista “rất khoan dung”, sau khi thực hiện các cuộc đàn áp chính trị làm chết 20.000 người.

Luật sư Fidel Castro sau đó sang Mexico sống lưu vong, ở đây nhà hoạt động Cách mạng lập kế hoạch trở về cùng nhân dân thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền độc tài Batista.

Cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro

Vào thời điểm, Batista chạy khỏi Cuba từ sân bay Havana vào đêm giao thừa Năm mới 1959, nhà lãnh đạo Cách mạng Fidel Castro đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Cuba. Vào tháng 5-1959, Chủ tịch Fidel Castro bắt đầu tịch thu đất nông nghiệp tư hữu, bao gồm đất được người Mỹ sở hữu, công khai chống Đế quốc Mỹ.

Mùa Xuân 1960, Fidel Castro ra lệnh cho các công ty dầu khi hoạt động ở Cuba phải mua dầu từ Liên Xô. Dưới áp lực của Quốc hội, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower phải cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu đường từ Cuba, buộc Chủ tịch Fidel phải tìm thị trường mới. Ông chuyển hướng sang Liên Xô, từ đó bắt đầu nửa thế kỷ đối đầu giữa Mỹ và Cuba.

Năm 1961, ông cho Mỹ, Tổng thống Eishenhower ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa sứ quán ở Thủ đô Cuba. Bế tắc đối ngoại kéo dài cho đến năm 2015, cuối cùng các cơ quan đại diện của 2 nước đã được mở lại ở Washington và Havana.

Vai trò của lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel Castro hỗ trợ quá trình  giải phóng dân tộc thuộc địa ở châu Phi là có 1 không 2. Từ đầu những năm 1960, Fidel dành nhiều tâm huyết, nguồn lực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Algeria chống thực dân Pháp.

Các bác sĩ và quân tình nguyện Cuba để giúp đỡ lực lượng kháng chiến Algeria trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Những năm sau đó, Cuba hết lòng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên khắp lục địa. Chủ tịch Fidel Castro đã tích cực hỗ trợ Mozambique, Nambia, Cộng hòa Dân chủ Công, Guinea Bissau, Angola và nhiều quốc gia châu Phi khác giải phóng dân tộc, giành lại độc lập.

Đối với các nước theo chủ nghĩa đế quốc-thực dân, Lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel Castro luôn làm họ khó chịu, nhưng đối với các dân tộc từng bị áp bức và bóc lột, Fidel Castro được tôn trọng như một lãnh tụ, một biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng.

Truc Pham
.
.
.