Làm rõ các báo cáo phòng chống tội phạm, tham nhũng, lãng phí, bảo hiểm y tế...
>> Rút cổ phiếu Nhà nước ở Tập đoàn, Tổng Công ty để lấy vốn tái đầu tư
Ngay trong ngày làm việc đầu tuần, Quốc hội thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, song song với việc quyết tâm cao nhất để thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Dự thảo luật bổ sung làm rõ nguyên tắc thực hành tiết kiệm chống lãng phí: Xác định chống lãng phí là trọng tâm, trên cơ sở thực hiện tốt thực hành tiết kiệm, được quán triệt xuyên suốt từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện. Nguyên tắc này xuất phát từ thực trạng trong những năm gần đây, lãng phí vẫn diễn ra phức tạp và gây những ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Trong đó, đặt ra yêu cầu cao độ về chống lãng phí trên cả nước, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong tổ chức thực hiện.
Thứ Năm (7/11), Quốc hội thảo luận báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, báo cáo của TAND Tối cao, VKSND Tối cao. |
Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tiếp thu nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm trên tinh thần xây dựng của đại biểu Quốc hội và các tầng lớp nhân dân. Tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chỉ đạo Ban biên tập nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, trình xin ý kiến Bộ Chính trị, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gồm 11 chương, 120 điều.
Dự án Luật Đất đai sửa đổi cũng sẽ được Quốc hội tiếp tục bàn luận trong tuần này. Liên quan đến những quy định về đất đai, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, quyền sử dụng đất là quyền quan trọng của người dân nên Hiến pháp cần phải quy định chặt chẽ những trường hợp thu hồi đất. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho Luật Đất đai quy định, nhằm tránh việc lạm dụng để thu hồi đất tràn lan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp cần thiết phải thu hồi đất phục vụ các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn trực tiếp với lợi ích của người sử dụng đất và doanh nghiệp, nên cần phải quy định chặt chẽ bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường...
Thứ năm tuần này, Quốc hội thảo luận tại hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, các báo cáo công tác của TAND Tối cao, VKSND Tối cao.
Đánh giá về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, Chính phủ khẳng định: Với những nỗ lực của lực lượng Công an, công tác phòng chống tội phạm đã có chuyển biến tích cực, các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác phòng chống tội phạm mà Quốc hội đề ra trong Nghị quyết 37 đã cơ bản đạt được. Bộ Công an đã tiếp nhận 98.945 tố giác, tin báo tội phạm, tăng 30,54% so với năm 2012.
Bộ Công an cũng chủ động phối hợp với Viện KSND, TAND các cấp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tố tụng, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ điều tra viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng công tác điều tra có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đạt 76,6%, án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 90%, đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết 37.
Mặc dù một số loại tội phạm còn diễn biến phức tạp như ma túy, xâm phạm sở hữu, tham nhũng, xâm phạm quản lý kinh tế... nhưng với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, sự cố gắng nỗ lực của các bộ, ngành địa phương, sự tham gia tích cực của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm nên tốc độ gia tăng của tội phạm đã được kiềm chế. Tỷ lệ gia tăng tội phạm giảm hẳn so với năm 2012.
Sau khi cho ý kiến tại tổ, những vấn đề này sẽ được đại biểu Quốc hội tiếp tục làm rõ trong phiên thảo luận tại hội trường. Kết hợp các báo cáo trên, cũng trong ngày thứ năm, Quốc hội thảo luận công tác phòng, chống tham nhũng