Phòng chống “diễn biến hòa bình”

Khắc phục 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong cán bộ, đảng viên

Thứ Hai, 09/02/2015, 08:17
Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay thực sự là một vấn đề cấp bách liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Đảng và chế độ.

Đại hội XI của Đảng nhận định: “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XI nhấn mạnh quan điểm trên và nêu rõ: “Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”. Đồng thời, xác định rõ quan điểm và thái độ: “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”. Đó không những là sự khẳng định bản chất cách mạng của Đảng, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, mà còn là sự nhắc nhở Đảng ta và mọi cán bộ, đảng viên phải không ngừng phấn đấu, tu dương, rèn luyện để luôn thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Trong tình hình hiện nay, trọng trách nặng nề, sứ mệnh lịch sử và vinh dự lớn lao của một Đảng "đạo đức", "văn minh" đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt hơn nữa việc phòng, chống, khắc phục tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Đây thực sự là vấn đề phức tạp, khó khăn. Muốn đấu tranh khắc phục “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực sự hiệu quả, phải thực hiện tổng hợp và đồng bộ nhiều giải pháp, cả giải pháp đối với bên ngoài và đối với bên trong, mà trực tiếp là giải pháp trong nội bộ Đảng, đặc biệt là những giải pháp đã được Đảng ta đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XI.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không phải là quá trình đột biến tức thì, mà đó là một quá trình dần dần “tích lượng thành chất”, “tích tiểu thành đại”, từ nhỏ đến lớn rất phức tạp, khó nhận biết. “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đan xen và thâm nhập lẫn nhau, có thể diễn ra trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, có thể trong từng cán bộ, đảng viên. Cần xác định rõ mức độ biểu hiện trong từng đối tượng - chủ thể cụ thể (cán bộ, đảng viên) và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trên cơ sở đó, xác định và thực hiện nội dung, biệp pháp phòng, chống, ngăn chặn sáp hợp. Đấu tranh phòng, chống ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là rất khó khăn, phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, các mối quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm. Quyết tâm chính trị “khó vẫn phải làm”, hiện nay cần phải được biến thành hành động cụ thể, thiết thực và quyết liệt hơn của toàn Đảng, của tất cả các tổ chức Đảng, của mọi cán bộ, đảng viên.

“Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ” (Lênin). Thiếu bản lĩnh, sức đề kháng yếu, không có khả năng tự bảo vệ thì cán bộ, đảng viên khó có thể thoát khỏi hiểm họa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Điều quan trọng hiện nay là, phải tập trung nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị; kết hợp bảo vệ với xây dựng; xây dựng gắn với bảo vệ, bảo vệ phải nhằm mục đích xây dựng và phát triển tốt hơn. Yêu cầu quan trọng đặt ra là, mỗi cán bộ, đảng viên phải biết tự bảo vệ lấy mình; phải biết tự nâng cao trình độ, năng lực, tình cảm và lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị trước những diễn biến phức tạp và tác động mạnh mẽ của tình hình, trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Không ai có thể làm thay sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của từng cán bộ, đảng viên.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Có khắc phục hiệu quả tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái thì mới làm cho đảng viên và cơ thể Đảng được khoẻ mạnh hơn, có sức đề kháng cao hơn và điều đó đã là ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Tình hình đã thúc bách chúng ta phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng” (văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương khóa XI).

Tinh thần này được Đảng ta tái nhấn mạnh tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ mười khóa XI: "ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong Đảng và trong xã hội; giữ vững, kiên định bản chất cách mạng và vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên". Không ngăn chặn, khắc phục được suy thoái, tham nhũng thì việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên không thể thành công.

Đấu tranh phòng, chống ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phải gắn chặt với đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. “Diễn biến hòa bình” là nguyên nhân quan trọng trực tiếp thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mức độ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lại là sự biểu hiện và là sự phản ánh kết quả cụ thể của “diễn biến hòa bình”.

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng, Viện KHXHNV Quân sự - Bộ Quốc phòng
.
.
.