Bức xúc đất đai chủ yếu do triển khai không đúng và lười đối thoại với dân
- Phân công chuẩn bị Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp phép xây dựng
- Để hạ nhiệt những điểm nóng về đất đai
- Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra tố cáo của công dân về đất đai tại xã Song Phương
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo xử lý các sai phạm về đất đai tại Hà Nội
- Từ 1-4, công khai việc giải quyết về sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
Nhắc lại những vụ việc người dân phải “đổ” ra đường phản đối, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đặt câu hỏi: “Luật pháp có thiếu đến mức người dân phải phản đối như vậy không? Theo tôi là không phải, mà vấn đề ở chỗ thực thi của chúng ta. Trách nhiệm của mỗi cán bộ ở từng cấp đã hoàn thành chưa? Chính quyền, mặt trận, các đoàn thể đã vào cuộc chưa? Tổ chức nào cũng được trang bị đầy đủ bộ máy, cơ sở vật chất để hoạt động, tại sao để người dân phải khổ như vậy? Dân mình vất vả đấy chứ không phải sung sướng gì khi đi ra đường kêu gào, chống đối chính quyền đâu. Vai trò vận động quần chúng, trách nhiệm trước quần chúng nhân dân là vấn đề rất cần báo cáo trước Quốc hội, chúng ta không bàn hôm nay thì ra trước Quốc hội các đại biểu cũng nói. Mà sẽ nóng đấy”.
Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải: “Qua xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết đơn thư ở địa phương của ban Dân nguyện cho thấy khiếu kiện liên quan đến thu hồi, đền bù đất đai chiếm đến 80% (trước đây là 60% – 70%). Về hành lang pháp lý là tương đối đầy đủ, tuy cũng còn vấn đề về Luật Đất đai như anh Giàu (Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Nguyễn Văn Giàu –pv) nêu, nhưng chủ yếu việc triển khai thực hiện gây ra bức xúc vì không đúng pháp luật. Từ thông báo kế hoạch, quy hoạch, mức đền bù, quy trình xử lý... không thực hiện đủ các bước theo quy định, không đủ minh bạch. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm lại không được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt nhấn mạnh là công tác tiếp công dân, đối thoại với người dân thực hiện không đúng quy định của luật tiếp công dân”.
Phiên họp sáng 15-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
“Chúng tôi đi giám sát nhiều nơi thấy rằng: Theo quy định, Chủ tịch UBND tỉnh 1 tháng phải tiếp công dân 1 lần, tức là 1 năm 12 lần, nhưng trung bình 1 năm chỉ trực tiếp tiếp công dân 3 lần, còn giao cho các Phó Chủ tịch. Mỗi Phó Chủ tịch lại tiếp một vài tháng khác nhau, nên người dân đến lần này gặp người này trình bày, lần sau gặp người khác lại phải trình bày lại từ đầu, khó khăn trong theo dõi, giải quyết cho người dân. Mặt khác, việc Chủ tịch UBND tỉnh không trực tiếp tiếp công dân còn liên quan đến vấn đề thẩm quyền giải quyết, khiến các vụ việc kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp công dân. Ở cấp huyện, xã, chúng tôi yêu cầu xem lịch tiếp công dân của Chủ tịch UBND huyện (mỗi tháng 2 lần, một năm 24 lần) và Chủ tịch xã (tháng 4 lần, 1 năm 48 lần) thì đều không có. Đối thoại, tiếp công dân ở cơ sở hạn chế, nên có những việc rất đơn thuần thôi, nhưng vì không được đối thoại nên người dân bức xúc. Có hiện tượng một số xã giao cho những người không chuyên trách tiếp công dân ở cấp xã. Chúng tôi sẽ cung cấp cho anh Dũng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – pv) đầy đủ. Nếu đối thoại tốt thì sẽ không dẫn đến hình thành điểm nóng, những sự việc đáng tiếc. Tôi nhấn mạnh trong các nhóm giải pháp, cần có thực hiện tiếp công dân đúng pháp luật và tăng cường thanh tra việc xử lý công vụ, đặc biệt trong việc tiếp công dân ở cấp xã, cấp huyện” – bà Nguyễn Thanh Hải nêu rõ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng “Qua vụ Đồng Tâm và các vụ ở địa phương khác, việc quản lý đất đai phải rà soát lại cho chặt chẽ và đúng nguyên tắc, để cho dân thấy được chính sách của ta là đúng và thấy được trách nhiệm với dân. Cần rút kinh nghiệm, khi tình huống tương tự xảy ra thì đối thoại với dân ra sao. Vụ việc căng như thế mà đối thoại với dân chậm thì sẽ rất bất lợi”.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng “nông nghiệp giai đoạn tới là sẽ là nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường và là nông nghiệp cạnh tranh chứ không phải các đồn tiền thẳng cánh cò bay như trước đây. Đừng quá vì mục tiêu kinh tế mà quên đi mục tiêu xã hôi, vì nước ta còn 60% người dân nông thôn”.