Nga hé lộ siêu vũ khí khiến NATO... toát mồ hôi

Thứ Hai, 13/06/2016, 14:21
Đầu đạn tên lửa siêu thanh siêu cơ động Yu-74 thế hệ mới sẽ trở thành biện pháp phản ứng tiếp theo của Nga đối với hệ thông tên lửa NATO lắp đặt ở Tây Âu.

Để đối phó  với Mỹ và NATO, Nga đã phát triển vũ khí siêu thanh trong những năm qua.

Một loại vũ khí siêu thanh thông thường đạt tốc độ từ 6.179km/giờ (gấp 5 lần vận tộc âm thanh) đến 12.359km/giờ (gấp 10 lần tốc độ âm thanh). 

Hơn thế nữa, những  loại tên lửa này sử dụng công nghệ tinh vi để bay lượn và cho phép phóng đầu đạn nhanh chóng, tấn công mục tiêu chính xác và có khả năng sống sót cao khi chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của kẻ thù.

Iskander-một hệ thống tên lửa siêu hiện đại của Nga

Năm ngoái, Nga đã thực hiện hàng loạt vụ thử tên lửa mang đầu đạn siêu thanh Yu-71. Vũ khí là một phần chương trình phát triển tên lửa bí mật có mật danh “Dự án 4202”. Tên lửa được tuyên bố đạt tốc độ lên đến 11.256km/giờ. Vì khả năng cơ động và bay rất nhanh, nó có thể “xé rách” mọi “lá chắn” tên lửa, các chuyên gia quân sự nhấn mạnh.

Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Theo phân tích trên báo điện tử Ostkraft.ru, năm nay Nga đã thử nghiệm thành công đầu đạn tên lửa siêu thanh Yu-74.

Những đặc điểm kỹ thuật cũng như thông tin chi tiết về vụ thử vẫn đang được giữ bí mật. Được biết, Yu-74 được phát triển để triển khai cho hệ thống tên lửa nhiên liệu lỏng liên lục địa hiện đại RS-28A Sarmat (NATO gọi SS-X-30) hiện đang được phát triển dành riêng cho quân đội Nga.

Tên lửa RS-28A Sarmat 

Được thiết kế để mang đến 24 đầu đạn Yu-74, mỗi quả tên lửa đạn đạo Sarmat sẽ có khả năng đánh phá mọi mục tiêu trong bán kính 9.997km/giờ.

Viết trên Oskraft, các nhà phân tích nhấn mạnh đầu đạn siêu thanh Yu-74 sẽ không chỉ tránh và giáng đòn chí tử cho hệ thống tên lửa NATO mà còn có khả năng xuyên thủng “lá chắn thép” THAAD của Mỹ. 

Họ cho biết trong hệ thống THAAD chỉ có tác dụng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật R-17 Elbrus đã lạc hậu, thì nó trở nên “mềm nhũn” đối với hệ thống tên lửa hiện đại đang được Nga phát triển.

Trúc Phạm
.
.
.