Hải quân Anh khóc ròng vì siêu tàu chiến Destroyer đang “tan chảy” ở Vùng Vịnh

Thứ Tư, 08/06/2016, 12:13
Là xương sống của Hải quân Hoàng gia Anh, tàu chiến Type 45 Destroyer dài 152,4m, trọng lượng rẽ nước khoảng 8.500 tấn chúng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí hiện đại.

Nó được thiết kế chủ yếu chống lại những mục tiêu kích tinh vi để bảo vệ vũ khí hiện đại của Anh như tàu khu trục, tàu ngầm  và máy bay chiến đấu bằng cách sử dụng những loại tên lửa hiện đại như A48, Aster 15 và Aster 30.

Type 45 Destroyer được trang bị hệ thống phòng không Sea Viper (Rắn độc Đại dương-PAAMS) sử dụng radar điện tử SAMPSON và radar tầm xa S1850M chủ động tìm mục tiêu.

PAAMS có khả năng theo dõi hơn 2.000 mục tiêu, đồng thời kiểm soát và phối hợp nhiều tên lửa để đánh chặn cùng một lúc, đặc  biệt đối với tên lửa siêu âm.

Tàu chiến Type 45 Destroyer của Hải quân Anh

Hải quân Hoàng gia Anh từng tỏ ra hãnh diện khi cho biết radar SAMPSON có thể theo dõi 1.000 mục tiêu có kích thước chỉ bằng một quả bóng kricket đang bay gấp 3 lần tốc độ âm thanh và tiêu diệt mọi mục tiêu tàng hình.

Thế nhưng, siêu chiến thuyền trị giá 1 tỷ bảng của Anh đang bị  “tan chảy” ở Vùng Vịnh, bởi vì chúng không thể chịu nhiệt độ cao.

Các nhà thầu khẳng định  Bộ Quốc phòng Anh không thông báo cho họ biết tàu chiến nặng 8.000 tấn sẽ hoạt động trong một thời gian dài ở vùng biển nóng. Hậu quả, 6 tàu chiến đột ngột “chết máy”giữa biển khiến các thủy thủ trôi dạt nhiều giờ giữa đêm tối.

Type 45 Destroyer hoạt động tốt trong vùng biển nhiệt độ thấp

Thông tin được tiết lộ vào ngày 7-6, khiến Anh lo ngại hệ thống tàu chiến chủ lực hiện đang đang dần trở thành những “con vịt vô tích sự”. Đã có những cảnh báo cho biết hải quân Anh có thể nhanh chóng chịu thiệt hại lớn khi tàu chiến được triển khai gần khu vực chiến sự ở Trung Đông.

Có 4 tàu tên lửa dẫn đường hiện đang ở vùng biển Trung Đông, một chiếc hoạt động bên ngoài châu Âu và những chiến thuyền còn lại đồn trú trong vùng biển Anh.

Một tàu được trang bị 2 động  cơ do tập đoàn Rolls Royce sản xuất, có hệ thống làm mát để thu hồi nhiệt năng và tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, lỗ hổng thiết kế làm động cơ yếu dần trong vùng biển nóng và nó không thể phát đủ năng lượng. Hệ thống điều khiển không nhận ra điều này khiến toàn  bộ thiết bị điện tử ngừng hoạt động.

Nhưng siêu chiến thuyền của Anh dễ dàng bị "chết máy" ở vùng biển nóng

Tàu chiến Anh hoạt động mạnh ở khu vực Biển Bắc, vì động cơ  có thể phát ra nhiều năng lượng hơn trong nhiệt độ lạnh. Chúng đang phải trải qua một đợt đại tu tiêu tốn hàng chục triệu bảng Anh, buộc phải bổ sung động cơ diesel. Điều này có thể tạo ra lỗ hổng lớn bên mỗi thân tàu.

Ngày 7-6, các nghị sĩ Anh cho biết họ “chết điếng” vì hệ thống tàu chiến siêu hiện đại gặp lỗi nghiêm trọng, họ quan ngại quân đội Anh sẽ dễ dàng gặp rủi ro và thất bại. 

Sự tức giận của họ bắt đầu khi 2 cựu chỉ huy Hải quân tuyên bố, lực lượng đã ngân sách hoạt động và chi phí liên quan đến sửa chữa chiến thuyền Type 45 Destroyer phải hoãn lại, nhường chỗ cho chương trình phát triển tàu chiến khác.

Phạm Trúc
.
.
.