Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc không phanh
- Mở rộng đối tượng phải công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán
- Thị trường chứng khoán: Kênh đầu tư nhiều cơ hội
- Hơn 18.500 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán
Cụ thể, vào buổi sáng, thị trường chứng khoán Trung Quốc có một phiên giao dịch sụt giảm khá mạnh, nhưng cũng chưa đến mức khủng hoảng. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ thông tin chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc sụt giảm xuống 48,2 điểm đã ngấm dần vào tâm lý nhà đầu tư. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp chỉ số nằm dưới ngưỡng 50 điểm – ngưỡng ranh giới giữa tăng trưởng sản xuất và suy giảm.
Điều này làm dấy lên lo ngại về sự suy yếu tăng lên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này và chắc chắn tác động đến kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Vì thế, sang phiên giao dịch buổi chiều, thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu lao dốc cực mạnh. Sau khi chỉ số Shanghai Composite sụt giảm 6,9% và chỉ số Shenzhen Composit lao dốc hơn 8%, giao dịch đã tạm ngừng lúc 1h34 phút chiều (giờ địa phương).
Theo cơ chế tạm ngưng giao dịch có điều kiện, nếu thị trường giảm quá 5%, thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ tạm dừng giao dịch 15 phút. Nếu quá 7% thì thị trường sẽ đóng cửa sớm. Bởi vậy, khi chứng khoán Trung Quốc đã giảm tới 6,86% khiến thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Cú sốc lớn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến “phiên châu Á” của thị trường chứng khoán toàn cầu suy sụp theo. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù đón nhận khá nhiều tin tích cực, nhưng VN-Index chỉ có thể gắng gượng phục hồi trước khi đóng cửa với mã giảm áp đảo mã tăng.
Theo đó, ngày 4-1, ngày giao dịch đầu năm mới cũng là ngày Việt Nam đón nhận thay đổi cơ chế tỷ giá mới được áp dụng và tỷ giá quy đổi chéo được tăng lên, tức là giảm giá trị đồng VND một chút. Đáng lẽ đây là một tin tích cực vì thị trường đã chờ đợi việc điều chỉnh tỷ giá từ nửa tháng nay. Tuy nhiên, sự kiện này đã chìm trong cơn bão từ thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Hai thông tin nữa cũng bị thị trường “bỏ qua”, là chỉ số PMI tháng 12 của Việt Nam tăng trở lại lên 51,3 điểm, tức là ngược với Trung Quốc - cho thấy dấu hiệu của sự mở rộng sản xuất. Tin tích cực thứ hai là việc giảm giá xăng dầu thêm. Đóng cửa, cả hai sàn có hơn 240 cổ phiếu giảm giá, VN-Index thu hẹp mức giảm, chỉ còn -0,8%, HNX-Index giảm 0,63%. Đây đã là mức giảm nhẹ dần về cuối phiên.
Còn khi thị trường chịu tác động nặng nề nhất là khoảng 2h chiều, VN-Index giảm tới 1,02%. Rất nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn suy sụp trong thời khắc này, đã tạo nên lực kéo quá mạnh. VNM có lúc giảm 2,34%, MSN giảm 2,58%, BVH giảm 1,89%, CTG giảm 2,69%, BID giảm 1,94%, VCB giảm 2,96%, SSI giảm 2,25%, STB giảm 6,11%...