Nhà thơ Phùng Khắc Bắc lìa xa cõi thế năm 1990, ở tuổi 46. Sinh thời, Phùng Khắc Bắc là một cây bút cần mẫn thuộc về bóng tối. Không khó khăn gì để mường tượng, ông gục đầu trước trang giấy và viết giữa câm nín, giữa khắc khoải, giữa xót xa.
Ngày anh đến mẹ không còn trở giấc
Cha bàng hoàng khi thấy gió mưa qua
Khi yêu thương đong đầy
Xin đừng ai để lạc mất nhau
Nhà thơ Võ Thanh An vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19 giờ 5 phút ngày 3-9-2017 tại nhà riêng, hưởng thọ 76 tuổi, sau 2 năm 4 tháng chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Nhiều bạn bè cùng thời với ông dành tặng cho nhà thơ những lời yêu quý trên các trang mạng xã hội, trong các bài viết nặng ân tình.
"Hoa rơi hữu ý"- cái tựa tập sách của nhà thơ - nhà báo Lê Thiếu Nhơn, đã buộc người đọc phải dừng lại, ngẫm ngợi, trước khi lật tiếp những trang sau.
Trong thế hệ cầm bút trưởng thành qua bom đạn ở căn cứ Trung ương Cục miền Nam, nhà thơ Nguyễn Chí Hiếu có vẻ thiệt thòi về mặt tên tuổi. Sự nổi tiếng một phần do cơ duyên và một phần do tính cách.
Bạn bè chơi thân thiết bao nhiêu năm, nhưng chắc gì đã hiểu nhau. Có những người, lâu nay, nghĩ là thế, quả quyết là vậy. Nhưng "đùng một cái" với những gì họ đã làm, tôi giật mình và việc đầu tiên là há miệng ra "ồ" một tiếng rõ to. Ngạc nhiên. Khâm phục.
Từ 30 năm qua, nông dân Zhang Lian quần quật lao động trên ruộng khoai 4ha của ông ở ngôi làng Xiji. Năm 2001, một cơn hạn hán nặng tàn phá ruộng khoai và hoa hướng dương của nhà nông 45 tuổi này: đó là hai nông sản thích hợp trên mảnh đất của ông và cũng là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình.
Trong một lễ hội dành cho thi ca, nếu không nâng tầm được thi ca lên thì chí ít cũng phải làm sao cho thi ca đúng với vị trí của nó, chứ không phải là để xem nhẹ hay tầm thường hóa giá trị, vẻ đẹp của nó.
Một bài thơ hay và mang tính nhân văn là thơ làm cho một người khi đọc xong biết yêu thương một con người khác nhiều hơn, yêu thương thiên nhiên nhiều hơn và trong lòng họ nảy sinh khát vọng nhiều hơn…
Giống người, đặc biệt là cái nòi thi sĩ, là cứ hay... nhớ! Nhớ đủ thứ. Nhiều khi chính mình cũng chả biết rõ rệt là mình đang nhớ ai, nhớ cái gì!
Đọc "Cộng ta vào thế giới", thơ Phạm Thị Phương Thảo, NXB Hội Nhà văn, 2016.
Ngay từ những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà thơ Ngô Văn Phú đã được biết đến trong lĩnh vực văn xuôi và thơ ca. Ông từng đoạt giải văn xuôi của Báo Văn học năm 1958, giải thơ của Tạp chí Văn nghệ năm 1961, giải ca dao của Báo Văn học năm 1962.
Nhố nhăng thế. Vâng, rất nhố nhăng. Mấy hôm nay, báo chí ầm ầm lên tiếng về việc anh chàng nọ du lịch sang Nhật, chẳng rõ nổi cơn gì bèn ghi cái tên của mình to chình ình lên phiến đá tại khu thành cổ Yonago (tỉnh Tottori).