Tại sao lại xảy ra hiện tượng lan đột biến với cái giá “trên trời” như trên? Phía sau câu chuyện lan đột biến có gì bất thường, cần cảnh báo hay không? Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hội các ngành Sinh vật Việt Nam xung quanh câu chuyện này.
Chiều 16/4, Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thông tin, Nguyễn Hà Thanh (SN 1986, chủ vườn hoa lan Hà Thanh ở xã Hào Nam, huyện Ứng Hòa) đã ra trình diện cơ quan Công an.
Thắng và Hùng lên mạng xã hội xem gia đình nào chuyên trồng và bán lan đột biến, sau đó đi ô tô vào Thanh Hóa nghỉ ở khách sạn ngoại thành và ban ngày đi kiểm tra, khảo sát địa hình theo địa chỉ trên mạng để lên kế hoạch đột nhập, trộm cắp…
Công an huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) vừa bắt giữ đối tượng Tạ Thị Suối Vân (sinh năm 1992, trú tại xóm Đội 2, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ). Đây là đối tượng đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc bán hoa phong lan giả trên các trang mạng xã hội.
Thời gian gần đây trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng, rộ lên phong trào chơi hoa lan, mua bán giao dịch hoa phong lan đột biến có giá trị, lên tới hàng chục tỷ, thậm chí vài trăm tỷ đồng. Điều này khiến các đối tượng lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày cảng trở nên tinh vi hơn.
Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố vụ án hình sự tiếp viên hàng không làm lây lan dịch COVID-19; nam thanh niên “phê” cỏ Mỹ bèn xách dao chém 2 người trọng thương vì nhớ thù xưa; chiếm đoạt tiền tỉ bằng “chiêu” bán lan đột biến gắn keo 502 hay bắt giữ các đối tượng cho vay lãi nặng là những vụ việc dư luận quan tâm trong tuần vừa qua…
Ngày 24/11, Công an huyện Tân Sơn nhận được tố giác của anh Nguyễn Quang Diễn, SN 1982, HKTT tại xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, về việc ngày 9/11, anh Diễn có thỏa thuận mua qua mạng Facebook của một người tự xưng tên là Dũng ở Mỹ Đức, Hà Nội, sử dụng tài khoản Facebook “Anh Lanh Vườn Lan” 1 giò lan loại đột biến HO với giá 303.000.000 đồng.
Lan: Thú thực về nhan sắc từ lâu tôi vẫn nổi cơ mà. Tôi không nói mình đẹp nhất nhưng chắc chắn là rất đẹp.
Sau khi trót lọt thương vụ đầu tiên kiếm được 440 triệu, Bùi Văn Sỹ tiếp tục đem 2 chậu lan Hồng Minh Châu giả đến huyện Di Linh bán với giá 1,47 tỷ đồng thì bị Công an bắt giữ.
Lợi dụng phong trào chơi, kinh doanh phong lan nở rộ, nhiều đối tượng xấu đã sử dụng đủ chiêu trò để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Không ít người vì ham mê làm giàu nhanh chóng đã sập bẫy kẻ lừa đảo đến "khuynh gia bại sản".
Thời gian gần đây, giới chơi phong lan như lên cơn sốt với những thương vụ bạc tỷ. Tuy nhiên, có không ít người chơi cũng như "nhà đầu tư" định "lướt sóng" lan song phải gặp những trái đắng... Cơ quan chức năng cảnh báo người dân cần cảnh giác với những chiêu trò thổi giá lan để lừa đảo.
Thấy lợi nhuận “khủng” do lan đột biến mang lại, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhiều người đã đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng đầu tư trồng loại cây này với mong muốn đổi đời...
Câu chuyện chơi lan đã diễn ra hàng trăm năm, có người chơi vì đàm mê, có người chơi để kinh doanh. Thế nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện thú chơi lan đột biến (hay còn là lan var) với những cuộc đấu giá, mua bán hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng khiến nhiều người “choáng”.
Công an Hòa Bình vừa phá chuyên án bắt 5 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mua bán giao dịch hoa phong lan.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng xác định được đối tượng cầm đầu vụ trộm là Trần Hiền.
Hoạt động mua bán lan đột biến thời gian gần đây chủ yếu là về cách thức “thổi giá”, “làm giá ảo” để lừa đảo của một số đối tượng..