Chỉ trong khoảng hơn một năm, với hình thức kinh doanh đa cấp, Giang và Thủy cùng đồng phạm đã "hút" được hàng ngàn tỷ đồng vào tài khoản sau đó "xù"...
Ngày 19/1, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã ban hành công văn số 514/UBND-NC gửi các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và UBND các huyện, thị xã, TP Huế về việc phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động kinh doanh đa cấp (KDĐC).
Lợi dụng kinh tế khó khăn trong đại dịch COVID-19 và bão lũ liên tiếp đổ vào các tỉnh miền Trung, nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra lôi kéo, dụ dỗ người quen tham gia vào các tổ chức, hội nhóm để huy động vốn trái phép, theo hình thức đa cấp. Hoạt động này bất hợp pháp, dù đã được cơ quan chức năng liên tục cảnh báo nhưng không ít người vẫn bất chấp, tham gia để rồi phải nếm trái đắng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
“Ponzi” hoặc “tài chính Ponzi” được biết đến như là một phương pháp huy động tiền gian lận có điểm chung là lãi suất cao bất thường, dùng tiền của người sau trả cho người trước, hình thành một mạng lưới của những người muốn hưởng lãi suất cao nhưng thực chất lại không có sự đầu tư tạo giá trị gia tăng nào...
Báo chí đã phản ánh rất nhiều trường hợp tán gia, bại sản do vội tin vào các trò lừa lọc trên mạng internet; theo đó là rất nhiều lời cảnh báo từ các chuyên gia, các cơ quan quản lý Nhà nước, thế nhưng hiện vẫn đang còn rất nhiều người vẫn tin mình sẽ thành triệu phú đô la. Nguyên nhân bắt đầu từ lòng tham, nhiều người đã bị mê hoặc trước lời mời mọc “có cánh”, cảm thấy chuyện làm giàu bỗng khá đơn giản...
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 141/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, có hiệu lực từ 25-11.
Ngày 28-5, Viện KSND Tối cao đã chuyển hồ sơ và cáo trạng truy tố ra trước TAND Thành phố Hà Nội đối với 14 bị can về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 139 - BLHS 1999 xảy ra tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phúc Gia Bảo 68 (Công ty 68, trụ sở tại phường Phước Trung, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Phúc Gia Bảo 868 (Công ty 868, trụ sở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).
Xét về mặt bản chất, các sàn giao dịch tiền ảo đang mọc lên như nấm chính là một hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng dưới dạng đầu tư tài chính đã được cảnh báo, thế nhưng vì ham lãi suất cao, không ít người đã và đang bỏ tiền thật để đầu tư vào những đồng tiền ảo để rồi lĩnh “trái đắng”. Thực trạng này cho thấy nhu cầu “làm giàu cấp bách” của nhiều người rất dễ bị lợi dụng bởi các tổ chức, cá nhân tạo ra các mô hình đầu tư tài chính nghe có vẻ rất mới mẻ, dễ ăn với mục đích lừa đảo.
Bắt đầu từ ngày 8-4, rất nhiều người dân kéo đến trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech, lầu 9 tòa nhà Vietcomreal, trên đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, TP Hồ Chí Minh, đòi công ty này trả lại tiền. Người dân tố cáo Công ty Modern Tech lừa đảo, chiếm đoạt số tiền của họ lên đến 15 ngàn tỉ đồng, bằng cách đầu tư vào tiền ảo iFan, theo hình thức đa cấp.
Thời gian gần đây, những con sóng bitcoin đã khiến cho không ít người lên cơn sốt. “Ăn theo” bitcoin là sự ra đời của hàng loạt đồng tiền ảo như Wcicoin, Cryptaur, AOC... Việc kinh doanh tiền điện tử, tiền ảo vốn đã ẩn chứa nhiều rủi ro, song nó còn được mua bán theo dạng đa cấp nên lại càng nhiều nguy cơ.
Ngày 31-10-2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về “Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đa cấp”. Đồng thời chỉ đạo Bộ Công thương tiến hành rà soát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp. Tính đến tháng 11-2016, Bộ Công thương đã thu hồi giấy phép kinh doanh của 14 công ty, tạm ngừng và chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp 11 công ty...
Sau vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kinh doanh đa cấp tại Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) gây bức xúc trong dư luận; mới đây, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tiếp tục khởi tố 4 bị can tại Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long.
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đề nghị nhân dân, ai là người bị hại liên quan đến vụ án lừa đảo tại Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long (Công ty Thăng Long) thì trình báo với Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh, thành phố nơi mình đang cư trú, làm việc để giải quyết vụ án theo qui định của pháp luật.
Không có công việc nào nhẹ nhàng mà lại thu được tiền nhanh như vậy nên chị T. quyết định dốc hơn 700 triệu đồng tiết kiệm của gia đình ra đầu tư các gói “click chuột” của Công ty DDB. Nhưng tiền thu về chưa được là bao thì đùng một cái, đến tháng 2-2017, khi chị T. vào mạng của Công ty DDB để làm nhiệm vụ “click chuột ra tiền” nhưng không thể vào được. Màn hình chỉ hiện lên dòng chữ báo lỗi hệ thống...
Ngày 31-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Ngọc Tuân, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhượng quyền Thương mại Thăng Long (Công ty TNHH Thăng Long); cùng Lê Văn Quang, Chủ tịch Thăng Long Group và Vũ Đình Hùng là Phó Giám đốc Công ty về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".