#nhà thơ Y Phương

Nhà thơ Y Phương: Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn
07:46 12/12/2019
Cuối tháng 10/2019, tôi được trở lại Cao Bằng nhân “Lễ hội Non nước Cao Bằng năm 2019”. Đến vùng Đất Thiêng này, trái tim ai cũng bồi hồi, ngoài nỗi niềm chung có nỗi niềm riêng. Dọc quốc lộ 3, sau khi ra khỏi địa giới Bắc Kạn, bên tai tôi đã văng vẳng ca khúc da diết “Non nước Cao Bằng” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo và “Mời anh lên Cao Bằng quê em” (nhạc Thuận Yến, thơ Y Phương).
Lão thơ người họ Hứa
08:10 24/01/2019
Lần đầu tiên tôi biết tới lão đâu như là quãng năm 1982 hay 1983 gì đấy. Số là ngày đó chúng tôi đóng quân ở trên chốt nên cấp trên ưu tiên hàng tháng cấp phát cho một cuốn Văn nghệ Quân đội. Và cái tên Y Phương cuốn hút chúng tôi không chỉ vì nghe "yêu" như tên thiếu nữ mà là một giọng thơ rất "lạ; những câu thơ nghe cứ "chênh vênh cứ gập ghềnh" vậy. Những năm đó Tạp chí Văn nghệ "chốc chốc" lại đăng thơ của lão. Nể quá đi.
Bạn thời trẻ trâu
08:28 25/06/2018
Chính ơi! Tự nhiên, hôm nay tôi lại nhớ đến cái thuở chăn trâu cắt cỏ ở trong thung lũng Kéo Tác, Pác Woang, Lũng Ang. Nỗi nhớ hiện lên như một đoạn phim mờ nhòe. Hình ảnh bơi đi cực chậm. Màu sắc hình khối chảy về khi tối khi sáng.
Nhà thơ viết phê bình
07:55 02/12/2016
Nhìn vào gia tài trên điều dễ nhận thấy thi ca làm nên tên tuổi Y Phương. Và cũng chính sự nghiệp thi ca đã mang đến cho "Người con làng Hiếu Lễ" Giải thưởng  Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2007). Nhưng nhà thơ Tày sinh ra ở chân núi Bo Păn vùng biên viễn (Trùng Khánh, Cao Bằng) không ngừng khắc khoải tìm kiếm một cách viết mới, ngoài thơ...
Người dẫn dụ tôi vào con đường văn chương
08:00 16/05/2016
Trong một bức thư mới đây, Châu La Việt viết: "Mày là người hiểu tao nhất". Tôi không dám cho mình là người có vinh dự đó. Chỉ nghĩ rằng, mình đã may mắn được gặp và chơi thân với Việt, ngay từ những ngày đầu bén duyên với thi ca...