Người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir ngày 16-11 cho biết nước này mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga để sử dụng chứ không phải để “làm cảnh”.
Iran ngày 10-8 công bố “hệ thống phòng thủ tên lửa nâng cấp” với tầm bắn lên đến 400 km và có khả năng bảo vệ chống lại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và cả máy bay do thám không người lái.
Mỹ ngày 17-7 cho biết nước này sẽ loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35, một động thái đe dọa đã được nêu ra từ trước khi Ankara bắt đầu nhận những đơn hàng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 của Nga, Phó Tổng thống nước này cho biết ngày 5-5.
Theo phân tích của Collin Koh, nghiên cứu viên tại Chương trình an ninh hàng hải của Viện Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thì sự tích tụ quân sự ổn định của Trung Quốc trên các hòn đảo đang đạt đến một "điểm không trở lại".
Trong bối cảnh Nhật Bản đưa ra quyết định mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore của Mỹ trên lãnh thổ nước này, phía Nga đã lên tiếng, đưa ra các quan điểm phản bác, đồng thời cho biết hành động này sẽ gây tổn hại tới các cuộc đàm phán giữa Moscow và Tokyo về việc ký kết hiệp định hòa bình.
Chính phủ các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày 29-8 đã lên án việc CHDCND Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo và kêu gọi chính quyền Bình Nhưỡng sớm từ bỏ tham vọng hạt nhân, cùng các quốc gia khác xây dựng một khu vực hợp tác, hòa bình.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bước vào Nhà Xanh ngày 10-5 với những nhiệm vụ cấp bách như giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa ngày càng tiến bộ của Triều Tiên; tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa hai miền, cũng như hóa giải những mâu thuẫn với Trung Quốc, quốc gia không hài lòng trước việc Seoul triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 30-5 (giờ địa phương) đã ra lệnh mở cuộc điều tra về việc Bộ Quốc phòng nước này cố ý không thông báo cho ông hành động bí mật bổ sung 4 bệ phóng THAAD vào Hàn Quốc.
Một nguồn tin thân cận của Reuters hôm 6-5 tiết lộ Washington đang làm việc để đẩy nhanh các hợp đồng bán vũ khí trị giá hàng chục tỉ USD cho Arab Saudi nhân chuyến đi của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới nước này trong tháng 5.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Joo Hyung-hwan ngày 20-3 đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trước những hành động trả đũa của Trung Quốc đối với các công ty Hàn Quốc do triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Hôm 7-3, hai bệ phóng tên lửa trong hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã được quân đội Mỹ chuyển tới căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc. Động thái này đang tạo nên một “cơn bão” mới ở khu vực Đông Bắc Á, nhất là khi cả CHDCND Triều Tiên lẫn Trung Quốc và Nga đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Lầu Năm góc tối 6-3 (giờ địa phương) đã bắt đầu triển khai lắp đặt các bộ phận đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao (THAAD) tại Hàn Quốc, sau hành động bắn thử 4 tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên ngày 6-3 vừa qua, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho hay.
Nga sẽ không ngừng nâng cấp lực lượng lượng răn đe hạt nhân và sắp triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có công nghệ hiện đại nhất có thể “xé nát” mọi hệ thống phòng tên lửa phòng thủ của Mỹ, Phó thủ tướng Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Quan hệ Trung-Hàn bỗng trở nên căng thẳng do việc Seoul chấp thuận cho Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết hôm 20-1, Mỹ sẽ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại để ngăn chặn tốt hơn mọi vụ tấn công có thể xảy ra từ Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên.