Vào Facebook thấy nhạc sĩ Đoàn Thu Trà (Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam) đưa lên bài hát mới toanh “Hà Giang quê mình” với giai điệu đẹp, mượt mà, uyển chuyển, đậm chất dân ca Mông: “Hà Giang nơi địa đầu Tổ quốc/ Mây bay phủ trắng bản làng quê mình/ Cờ Lũng Cú, Dinh Nhà Vương/ Hiên ngang hùng vĩ địa linh tự hào...” đã gợi lại trong tôi về một cao nguyên đá sừng sững “canh giữ” cực Bắc Tổ quốc với dòng chảy dân ca bất tận, ngọt ngào, đắm say...
Sự tâm huyết, trách nhiệm và đam mê của Nghệ nhân Ưu tú Lâm Minh Sập đã góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân ca dân tộc Sán Chí ở huyện Lục Ngạn.
Trong khi nhiều dòng nhạc mới đang được du nhập và phát triển thì trên gác hai khu tập thể ở phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), thầy và trò Câu lạc bộ Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn miệt mài, đam mê và tâm huyết cất cao tiếng hát dân ca truyền thống. Câu lạc bộ được thành lập cách đây 22 năm từ ý tưởng của nhạc sĩ, soạn giả xứ Nghệ - Dân Huyền.
Chào mừng 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tối 26-3, vòng chung kết Liên hoan Vọng cổ, trích đoạn cải lương và các ca khúc mang âm hưởng dân ca – năm 2019 đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.
Đã biết và hâm mộ nhạc sỹ nào thì tôi hay tìm hiểu về họ, đặc biệt là bút pháp, phong cách sáng tác để học hỏi. Và Văn Chung là một trong những nhạc sỹ tôi tìm đến...
Trong suốt 3 ngày (tối 26-9 đến 28-9), đoàn nghệ nhân hò khoan Lệ Thủy, Quảng Bình gồm 21 thành viên không quản ngại xa xôi, rong ruổi đến Hà Nội và Bắc Ninh biểu diễn, giao lưu và giới thiệu hò khoan Lệ Thủy – sản phẩm văn hóa dân gian độc đáo của tỉnh Quảng Bình.
Hội An đẹp không chỉ vì phố cổ, chùa Cầu, không chỉ bởi ánh đèn lồng lấp lánh, bài chòi, hoa đăng… mà còn bởi một điều rất đặc biệt. Đó là một lớp dạy nhạc dành cho những người yêu thích các làn điệu dân ca xứ Quảng. Hằng đêm, trước văn phòng hướng dẫn tham quan phố cổ (số 106 Bạch Đằng), những làn điệu ấy lại được cất lên rất đỗi ngọt ngào, vui tươi thu hút ánh nhìn của nhiều du khách…
Tối ngày 9-6 (theo giờ Nga), khán giả của Nhà hát Sarisynskyay Opera ở thành phố Volgograd, Liên bang Nga đã được chìm đắm trong những giai điệu văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt, đây cũng là chương trình khép lại chuỗi hoạt động “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga”
Có một bộ môn nghệ thuật thuộc về dân gian đã thu hút được nhiều bậc thi hào như Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ… coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mình, đó là hát ví, giặm (có tên gọi ở địa phương là hát Phường Vải), một loại hình diễn xướng dân gian của Nghệ Tĩnh đã được UNESCO vinh danh trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Tỉnh Nghệ An đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, coi đây là việc làm quan trọng nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về dân ca ví, giặm gắn với phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Mỗi khi nhắc đến dân ca, người dân Lục Ngạn lại kể về già làng, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn An, dân tộc Sán Dìu ở thôn Bèo, xã Giáp Sơn - người có công xây dựng nền móng và kết nối mở rộng giữa các CLB hát dân ca trong huyện, trong tỉnh và với các tỉnh lân cận, thậm chí cả vùng đất Tây Nguyên xa xôi.
Ngày 4/12, Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng tổ chức khai mạc Liên hoan hát dân ca và hô hát Bài chòi mở rộng thành phố Đà Nẵng năm 2020 với chủ đề “Giai điệu quê hương”.
Ngày 25/1, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sở này vừa thành lập Ban chỉ đạo đưa dân ca ví, giặm vào giảng dạy thí điểm ở bậc tiểu học trong học kỳ 2 năm học 2015-2016.