#Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Vũ Thành An: "Chỉ còn khối tình mang theo"
07:27 23/09/2023

"Đời một người dưới thế/ Ước mơ đã nhiều/ Trời cho không được mấy/ Đến khi lên Trời/ Chỉ còn khối tình mang theo". Cuối con dốc cuộc đời, ông viết lại phần lời thứ hai cho "Bài không tên số 2". Như một cái ngoái nhìn, như một hành trang, ông đem hết gia tài âm nhạc lẫn khối tình mình có gửi gắm trọn cho tha nhân, chỉ cầu mong nụ cười nở trên môi bao phận đời cơ cực...

Kỷ niệm nhỏ và một chút hiểu về Văn Cao
10:47 10/09/2023

Năm 1987 theo sáng kiến của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tổng thư ký) và tôi (Chánh văn phòng hội, đồng thời làm Chủ tịch Phân hội văn học, thuộc Liên hiệp Hội VHNT) đề nghị lãnh đạo tỉnh mời ba nhà văn Nguyễn Tuân, nhạc sĩ Văn Cao và nhà thơ Lưu Trọng Lư vào thăm Bình Trị Thiên.

Nhạc sĩ Y Phôn Ksor - đẫm đầy cảm xúc Tây Nguyên
11:19 07/09/2023

Nhiệt tình, năng động và khao khát cháy bỏng sự sáng tạo, đó là những cảm nhận đầu tiên khi tiếp xúc với nhạc sĩ người Ê Đê Y Phôn Ksor. Và cũng thật may mắn khi được nghe anh vừa ôm đàn vừa hát bằng chất giọng phiêu và đẫm đầy cảm xúc.

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập: Trọn một đời “Hát cho đồng bào tôi nghe”
14:52 06/08/2023

Ở tuổi 81, ông vẫy tay từ biệt cõi tạm. Lão nhạc sĩ tóc trắng như cước, nụ cười hiền lành với giọng Huế chậm rãi, đôn hậu vẫn in đậm trong tâm trí người ở lại. Cả một đời, nốt nhạc bay lên từ cuộc sống cần lao, tranh đấu cho hòa bình, yên vui như chính bài hát để đời của ông: “Hát cho đồng bào tôi nghe”.

"Bài ca hy vọng" - sức sống trường tồn
10:59 29/07/2023

Nhạc sĩ Văn Ký (1928 - 2020) đến với nghệ thuật âm nhạc từ tuổi 15. Năm 16 tuổi ông hoạt động du kích bị địch bắt, tra tấn rất dã man nhưng một lòng bảo vệ tổ chức. Ra tù, ở tuổi 18, Văn Ký chỉ huy du kích ở huyện, là người có tài tổ chức, chỉ huy và nổi tiếng là "cây văn nghệ" nhưng cũng ít ai biết trước khi đến với âm nhạc, Văn Ký còn là một "chàng kỵ sĩ tài ba": đua ngựa giỏi, bắn súng, bắn cung tên cũng giỏi.

Nhạc sĩ, ca sĩ Trần Quang Sơn: Trên những chênh vênh
09:31 29/07/2023

Trần Quang Sơn là nghệ sĩ con nhà nòi. Ông ngoại là một nhà nghiên cứu văn hóa, viết chèo và sáng tác thơ. Mẹ là diễn viên múa. Cha của anh từng công tác tại Đoàn nghệ thuật ca múa tỉnh Hà Sơn Bình cũ. Trong cảm thức của Sơn, ông là một hình mẫu của một người nghệ sĩ chân chính.

Nhạc sĩ, NSƯT Đào Tuấn Hải: Và “giấc mơ mang tên mình”...
21:57 25/06/2023

Thời gian gần đây, giới sân khấu nói chung và “làng” chèo nói riêng thường xuyên nhắc tới một nhạc sĩ “đắt sô” bậc nhất. Âm nhạc của anh đã góp phần làm nên thành công cho nhiều vở diễn của các đơn vị nghệ thuật chèo trên cả nước. Tên của anh thường được xướng lên cùng nhiều giải thưởng tại những Cuộc thi, Liên hoan sân khấu toàn quốc. Anh là nhạc sĩ, NSƯT Đào Tuấn Hải (Nhà hát Chèo Việt Nam).

Nhớ mãi Vân Đông
08:10 08/06/2023

Vân Đông sinh năm 1919 ở Đức Phổ (Quảng Ngãi). Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền văn nghệ ở Liên khu 5. Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, ông được sang tu nghiệp về âm nhạc ở Nhạc viện Kyiv (thủ đô Ukraina). Về nước, ông làm Phó Giám đốc Nhà hát Hợp xướng Nhạc vũ kịch Việt Nam rồi chuyển sang Hội Nhạc sĩ Việt Nam làm Thư ký tòa soạn Tạp chí Âm nhạc.

Nhạc sĩ Huỳnh Việt Anh Khang: Nhạc cổ phong không thể đứng mãi bên lề
11:39 19/05/2023

Nhạc cổ phong vẫn khá lạ lẫm với đông đảo công chúng bởi số ca sĩ lẫn nhạc sĩ theo đuổi thể loại này quá ít ỏi. Huỳnh Việt Anh Khang là một trong số ít nhạc sĩ trẻ gắn bó với nhạc cổ phong thuần Việt, gửi gắm tâm tình và câu chuyện tiền nhân trong từng nốt nhạc cổ kính pha chút nét hiện đại.

Nhạc sĩ Trọng Loan và những dấu ấn âm nhạc
15:59 10/05/2023

Nhạc sĩ Trọng Loan (1923-2010) là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông là một trong những cánh chim đầu đàn của đội ngũ các nhạc sĩ Quân đội ngay từ những ngày đầu sau khi ta giành được chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Cả một đời sáng tác, ông để lại gia tài âm nhạc đồ sộ với hàng trăm ca khúc, nhiều bài được phổ biến rộng rãi. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001.

Nhạc sĩ Phùng Chiến: Gửi tình “Nơi gặp gỡ đất trời”
17:06 05/05/2023

Sinh ra và lớn lên tại huyện Hạ Hòa (Phú Thọ), thế nhưng suốt hơn 30 năm qua, nhạc sĩ Phùng Chiến, tác giả ca khúc nổi tiếng "Sa Pa, nơi gặp gỡ đất trời" đã sinh sống, gắn bó và coi Lào Cai như quê hương thứ hai của mình. Trong đêm nhạc Phùng Chiến vào năm 2002, nhạc sĩ Trần Hoàn đến dự và đã khẳng định: "Nhạc sĩ phải có 4 yếu tố: tài, tâm, tầm và có thực tế thì Phùng Chiến có cả".

Nhạc sĩ của những nỗi buồn, cô đơn
14:42 06/01/2023

Người ta vẫn nói buồn, cô đơn chính là những tâm trạng mang tính thẩm mỹ để nghệ sĩ viết nên những tác phẩm hay. Với nhiều người, đó chỉ là những khoảnh khắc nhất thời và cũng chỉ thoáng qua. Nhưng có một nhạc sĩ thì gần như là cả cuộc đời và ngay cả những giây phút hạnh phúc nhất, buồn và cô đơn vẫn xâm chiếm tâm hồn và lấn át tất cả. Đó là Lam Phương (1937 - 2020) - một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, có đông công chúng nhất sống ở miền Nam nước ta trước năm 1975.

Nhạc sĩ Tuấn Phương: Dung dị và say đắm
15:26 18/11/2022

Ông nói, âm nhạc của ông dung dị nhưng tình cảm và sâu lắng. Những bài hát ông viết được chưng cất từ trải nghiệm cuộc đời, từ những chắt chiu vốn sống. Thế nên, dù viết dân ca đương đại hay nhạc nhẹ, âm nhạc của Tuấn Phương vẫn mang đậm màu sắc Việt Nam, trong đó có nhiều bản “hit” một thời.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục: "Đời tôi có nhiều may mắn..."
10:46 06/10/2022

Có người nói trong đời nhạc sĩ chỉ cần một bài hát được công chúng biết đến đã là hạnh phúc thì nhạc sĩ Trương Quang Lục có hơn điều đó, bởi ông có đến 2 ca khúc nổi tiếng, một dành cho người lớn là “Vàm Cỏ Đông” (thơ Hoài Vũ), một dành cho trẻ em là “Trái đất này là của chúng mình” (thơ Định Hải).

Một gương mặt âm nhạc thành Nam
15:07 22/09/2022

Nói là gương mặt thành Nam bởi nghệ sĩ này hiện đang sinh sống và làm việc ở thành phố Nam Định chứ anh ở tầm quốc gia với những hiệu quả và sức lan tỏa lớn. Anh là NSƯT, nhạc sĩ Kiều Dư, Giám đốc Trung tâm Văn hóa 3-2 Nam Định, Chủ tịch Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Nam Định và Trưởng bộ môn âm nhạc trong Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh này.

Nhạc sĩ Vinh Sử: Tơ tình đã khép
17:58 15/09/2022

Vậy là "vua nhạc sến" đã rời bỏ cõi tạm. Rũ hết đớn đau của căn bệnh ung thư quái ác giày vò hơn mười năm trời. Rũ cả cuộc đời từng bước lên đỉnh huy hoàng mà cuối chiều cùng quẫn, nghèo khó. Nhắm mắt vĩnh biệt thế gian, người nhạc sĩ già thanh thản nương mình trong vòng tay vợ cũ với lời thều thào sau cuối: "Đời tôi nợ bà nhiều lắm!".

Nguyễn Văn Tý: Nhạc sĩ của “Chị em”
18:21 09/06/2022

Trong một lần gặp gỡ giao lưu với thính giả Hưng Yên dịp đầu xuân 1998, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nói: "Người ta bảo tôi là nhạc sĩ của chị em". Thật vậy, có đến trên chục bài hát của ông viết về đề tài phụ nữ, không chỉ ca ngợi phụ nữ trong nước mà cả phụ nữ nước ngoài như bài "Tiếng hát Dôi-a" ca ngợi về người nữ anh hùng Liên Xô (cũ).

Nhạc sĩ Tô Văn: Tri ân người chiến sĩ CAND qua những nốt nhạc
14:46 07/04/2022

Không làm việc trong lực lượng Công an nhân dân (CAND) thế nhưng nhạc sĩ Tô Văn (hiện là giáo viên âm nhạc, Trường THCS Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) lại có nhiều sáng tác về lực lượng CAND rất đáng chú ý. Anh chia sẻ rằng, được chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ Công an trên địa bàn nóng bỏng như Lai Châu đã tạo nguồn cảm hứng để anh sáng tác lên những giai điệu sâu lắng, hào hùng.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và liều “vaccine tinh thần”
20:06 30/09/2021

Những ngày này sống giữa tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, tác giả của những ca khúc quen thuộc "Ơi cuộc sống mến thương", "Ngày đầu tiên đi học" đã sáng tác và cho ra mắt 6 MV ca khúc về đề tài chống dịch COVID-19 rất được yêu thích. Tới đây khi tình hình dịch ở thành phố được kiểm soát, ông sẽ tập hợp để ra Album "Mỉm cười thì sẽ qua" như một kỷ niệm, một nỗi niềm của riêng ông trong cơn "biến động" mà "kẻ thù vô hình" mang lại.